Hot hot hot:
eTime
"Bác" loạt đề xuất của Bộ Công Thương, chuyên gia chỉ rõ yếu kém của quản lý vận hành thị trường xăng dầu
Chuyên gia "bác" hàng loạt đề xuất lấy ý kiến của Bộ Công Thương
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam không đồng tình với việc doanh nghiệp bán lẻ được lấy xăng dầu từ nhiều nguồn vì cách vận hành này là mô hình vận hành thương mại "đại lý" thịnh hành trên thế giới. Trong trường hợp không có "dị biệt", nó phát huy được hiệu quả tối đa, đồng thời đảm bảo được chất lượng, cung như sản lượng cung ứng.
Theo ông Bảo, ngay từ khái niệm đại lý, cửa hàng uỷ nhiệm, nhượng quyền thương hiệu cũng phải hiểu đúng. Quy định pháp luật và thông lệ quốc tế, đại lý chỉ được bán một hàng của một thương hiệu đó thôi giống như ta thấy cửa hàng sữa, sơn, ô tô hay bia cũng vậy. Nếu giờ chuyển đại lý mua nhiều nguồn sẽ phát sinh thủ tục cho doanh nghiệp, quản lý nhà nước lại rất khó về tổng cung thị trường và chất lượng xăng dầu.
Ông Bảo cho rằng, nếu trong trường hợp doanh nghiệp được lấy xăng dầu từ nhiều người, việc quản lý tổng cung thị trường phải thay đổi, nếu không sẽ nhiễu loạn, gây khó kiếm soát về chất lượng xăng dầu cũng như tổng nguồn cung để doanh nghiệp đăng ký mua từ các nguồn với Bộ Công Thương.
Đối với các đề xuất đưa ra lấy ý kiến của Bộ Công Thương như: Thống nhất một đầu mối quản lý xăng dầu (Bộ Công Thương), PGS, TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng: Hoàn toàn hợp lý bởi Bộ Công Thương hiện đang quản lý về sản lượng, tổng cung, đến cấp phép đầu mối, thương nhân, đại lý… chính vì vậy, hiểu rõ cơ chế vận hành và các phương pháp tính giá.
Còn về việc thay đổi quy định đại lý bán lẻ được mua từ nhiều nguồn thay vì chỉ được mua một nguồn cố định theo quy định tại Nghị định 83 và Nghị đinh 95 về kinh doanh xăng dầu, ông Thịnh cho rằng: Chỉ cần quy định, đại lý bán lẻ khi thay đổi nguồn cung xăng dầu, cơ quan chức năng phải xử lý, cấp phép ngay trong ngày hoặc tối đa 2-3 ngày làm việc.
Sở Công Thương các địa phương cần đơn giản các thủ tục hành chính để giải quyết việc thay đổi nguồn nhập cho đại lý bán lẻ. Nếu làm được điều này, sẽ buộc các đầu mối phải tự thay đổi chiết khấu, phải tự cung ứng hàng nhiều hơn cho đại lý, nếu không, các đại lý bán lẻ sẽ tự rời bỏ chính họ, đây là cơ chế cạnh tranh.
Theo ông Thịnh, tính độc lập, chủ động của các đại lý bán lẻ sẽ cao hơn, nó cũng đảm bảo nguyên tắc tự do thị trường và tự quyết định mua nguồn xăng ở đâu rẻ hơn, ổn định và có lợi thế cho mình hơn.
"Trước đây, quy định đại lý xăng dầu chỉ được mua từ một đầu mối không phát sinh vấn đề nhưng hiện nay tính chất của kinh doanh xăng dầu có yếu tố dị biệt, chính vì vậy phải sửa đổi các vấn đề phát sinh và theo tôi, việc cho phép thay đổi nhà cung cấp theo ngày là hợp lý nhất", ông Thịnh nói.
Theo một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phía Bắc, vấn đề đứt gãy nguồn cung xăng dầu từ đầu mối, đến đại lý bán lẻ không phải thiếu nguồn cung mà do cách tính đúng, đủ. Từ tháng 2-6/2022 thị trường xăng dầu tăng liên tục, tăng nhanh, trong khi đó từ tháng 7/2022 giảm liên tục, giảm mạnh. Doanh nghiệp nhập hàng đều theo kỳ hạn, không phải giao ngay. Mức giá đều đàm phán trước đó, cộng với chi phí vận tải cao nên giá, chi phí nhập lớn hơn giá thành bán lẻ, nên họ lỗ.
"Doanh nghiệp không nhập sport mà theo kỳ hạn nên thường vài chục đến vào trăm nghìn tấn, lỗ theo thời giá là điều doanh nghiệp không thể khắc phục được, cần hỗ trợ của Nhà nước", đại diện doanh nghiệp đầu mối cho hay.
"Doanh nghiệp nhập xăng dầu ở thời điểm tháng 5/2022, giá trên hợp đồng là 80 USD/tấn, hàng nhập đang trên đường về cảng. Nhưng ngay hôm sau, giá quốc tế giảm xuống 78 USD/tấn, giá tham chiếu và giá cơ sở trong nước nhà điều hành căn cứ vào mức giá 78 USD/tấn để điều chỉnh giá bán lẻ. Như vậy, nhà nhập khẩu lỗ 2 USD/tấn, vậy ai muốn nhập thêm?", đại diện doanh nghiệp đầu mối nêu.
Theo vị này, đây là lý do giải thích vì sao trong thời gian dài vừa qua thị trường khan hiếm cục bộ ở nhiều thời điểm, thậm chí có tình trạng rối loạn, đại lý bán lẻ ồ ạt đóng cửa.
Về phương án đại lý bán lẻ được quyền mua xăng dầu từ nhiều nhà cung ứng, đại diện doanh nghiệp đầu mối cho rằng, cần cân nhắc kỹ càng vì liên quan đến thu thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường, dự trữ, tổng cung và phân phối.
Nếu thay bằng việc đơn giản hoá thủ tục cấp phép, thay đổi sẽ phù hợp hơn với việc cho phép đại lý mua nhiều nguồn.
Chiết khấu xăng dầu thế nào cho "xứng ý toại lòng" các bên?
"Nếu tổng đại lý, thương nhân A không bán đủ xăng dầu quy định theo hợp đồng, doanh nghiệp có quyền thay đổi thương nhân, tổng đại lý khác có nguồn cung tốt hơn. Điều quan trọng là cơ quan chức năng như Sở Công Thương phải nhanh chóng chấp thuận, hoàn tất việc thay đổi này trong ngày hoặc tối đa 3 ngày. Còn như hiện nay, thông thường doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu phải mất từ 15 ngày đến 30 ngày để giải quyết thủ tục thay đổi nhà cung ứng", vị này cho biết.
Theo ông Giang Chân Tây, Chủ Công ty TNHH Bội Ngọc tại Trà Vinh, chuyên kinh doanh bán lẻ xăng dầu: Trong thời điểm hiện nay, có thể cân nhắc việc quy định khoảng chiết khấu sàn cố định 1.500 đồng/ lít hoặc quy định thương nhân đưa ra mức giá bán buôn đến tay đại lý bán lẻ không được quá 95% giá bán lẻ.
"Có như vậy, đại lý bán lẻ xăng dầu mới đảm bảo không lỗ, buộc phải đóng cửa", ông Tây nói.
Theo ông Bùi Ngọc Bảo, quy định mua một đầu mối chỉ phát sinh vấn đề khi giá xăng dầu giảm mạnh, liên tục trong thời gian ngắn. Chính vì thế, cần tìm hiểu kỹ, không nên vội vàng lấy hiện tượng để thay đổi bản chất chuỗi cung ứng hiện nay.
Ông Bảo cho rằng, trong điều kiện bình thường, các nhà phân phối chạy đôn đáo để chăm sóc đại lý bán xăng, chốt lời, thậm chí cả đại lý nhượng quyền, uỷ quyền. Xưa nay đại lý bán lẻ không kê ca vấn đề này.
Đồng tình với đề xuất cho đại lý mua từ nhiều nguồn cung hơn, tuy nhiên theo ông Tây do xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện cần có cơ chế nào giám sát nguồn cung và chất lượng để khi có đứt gãy nguồn cung hoặc vấn đề chất lượng xăng, Nhà nước dễ quy trách nhiệm để khắc phục, tránh "trăm dâu đổ đầu… đại lý" và "cha chung, không ai khóc".
Dân xếp hàng dài mua xăng, Bộ Công Thương và doanh nghiệp xăng dầu bị "truy" về tính trung thực kinh doanh
13/11/2022 08:54Bộ trưởng Bộ Công Thương nói "không thiếu xăng dầu" mà "chỉ bị đứt gãy một số phân khúc"
12/11/2022 11:15Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tham vấn ý kiến điều chỉnh giá xăng dầu theo ngày
05/11/2022 16:07