HOT HOT HOT:

Có nên gộp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán?

01/01/2019 16:16 GMT+7
“Trước kia tôi thấy nghỉ Tết chỉ có ba ngày, đến mùng ba, các cơ quan đã đi làm trở lại, như vậy rất hợp lý. Bây giờ nghỉ Tết kéo dài tới 9 ngày liên tiếp thì dài quá. Lẽ ra chúng ta phải chia ra các dịp khác như nghỉ hè, nghỉ đông, hay dịp Noel như các nước vẫn làm và cho nghỉ Tết ở mức độ vừa phải.

Nhiều ý kiến cho rằng, kỳ nghỉ tết kéo dài 9 ngày liên tục vừa qua đã giúp chúng ta tái tạo lại sức lao động, đoàn tụ với gia đình, người thân, du xuân… Thế nhưng, cũng chính kỳ nghỉ Tết dài này đã mang đến nhiều hệ lụy đáng tiếc bởi nhiều người lao động thường có tâm lý lý chây ì, uể oải khi đến cơ quan.

Trả lời trên VOV, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đã cho rằng, kỳ nghỉ Tết dài có nhiều lợi ích nhưng thiệt hại thì nhiều hơn. Mặt lợi là giúp người lao động có nhiều thời gian bên gia đình. Đặc biệt, khi đường xá vẫn chưa thuận lợi, việc đi lại vẫn còn khó khăn, người dân càng muốn ở lâu bên gia đình hơn. Bên cạnh đó, kỳ nghỉ Tết dài còn giúp giữ gìn truyền thống, văn hóa ăn Tết có từ ngàn xưa.

Thế nhưng, thiêt hại về kinh tế, xã hội thì rất lớn bởi kỳ nghỉ Tết dài tạo ra nhiều hệ lụy như khiến con người trì trệ trong công việc, lười biếng không muốn trở lại với công việc.

Ngoài ra, bia rượu quá nhiều là một tệ nạn, khiến người lao đông mệt mỏi khi đi làm trở lại. Trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết dài ngày, các cơ quan uể oải, họ đến chỉ để chúc Tết. Ngoài doanh nghiệp sản xuất vẫn phải làm đều, rất nhiều doanh nghiệp khác, kể cả ngân hàng rất trì trệ.

Đặc biệt, kỳ nghỉ Tết dài ngày tạo ra thói quen nghỉ ngơi không chỉ trong những ngày nghỉ chính thức mà còn lan sang những ngày cận Tết và cả tháng trời sau Tết. Việt Nam vốn có câu “tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Phải đến tháng 2, họ mới thực sự làm việc trở lại. 1 tháng làm việc trì trệ khiến nền kinh tế thiệt hại khoảng 10%. Chưa kể thiệt hại về xã hội là tai nạn giao thông.

Cũng theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, tới thời điểm nào đó, chúng ta nên ăn Tết Dương lịch. Đây là điều có thể gặp chống đối của dân chúng vì Việt Nam ăn Tết Âm lịch hang ngàn năm nay rồi. Bỗng dưng bỏ Tết âm để hỗ trợ nền kinh tế là điều đại bộ phân dân chúng không hài lòng.

Nhưng bỏ Tết Âm lịch không có nghĩa là bỏ hết văn hóa truyền thống. Chúng ta có thể gộp 2 Tết vào làm 1. Chúng ta vẫn có thể gìn giữ những tục lệ thờ cúng tổ tiên, chúc Tết, đón giao thừa vào Dương lịch. Tôi không tìm thấy lý do tại sao cứ phải ăn Tết vào đúng ngày Âm lịch mới là có truyền thống.

Trong Tết Dương lịch, chúng ta vẫn có thể giữ tất cả truyền thống như mặc áo dài, ăn bánh chưng, dưa hành, lì xì cho người thân, ông bà con cháu quây quần bên nhau,…. vào Tết Dương lịch. Vấn đề chỉ là đổi thời gian từ ngày Âm lịch sang ngày Dương lịch, chứ không phá vỡ phong tục, tập quán.

“Muốn để nền kinh tế thật sự thât sự hội nhập, chúng ta nên bỏ Tết Âm lịch, ăn Tết theo Dương lịch. Nhưng đây không phải chuyện nhỏ, không thể làm một sớm một chiều mà cần giáo dục quần chúng, đông viên, tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích kinh tế. Điều này chắc chắn không được thực hiện trong khoảng 10 năm tới”. – ông Hiếu nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, trao đổi với Nhà báo và Công luận, bà Phạm Chi Lan – nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng – cho rằng cần sớm có lộ trình gộp Tết ta và Tết Tây. Bà hoàn toàn đồng ý với quan điểm đón Tết cổ truyền theo dương lịch của Giáo sư Võ Tòng Xuân. Xét trên góc độ kinh tế, theo bà Chi Lan, về lâu về dài nước ta nên theo cái chung của các nước khác, tức là nghỉ một dịp thôi.

Bà Lan cho hay: “Thực tế, sau kỳ Noel tết Tây, gần như tháng 1 Tây nhiều người không làm việc được bao nhiêu bởi các nơi tổng kết sơ kết rồi chuẩn bị cho Tết ta. Sau Tết ta, lại phải mất hơn 1 tuần, thậm chí là lâu hơn, tức là qua Rằm tháng Giêng thì nhiều nơi mới thực sự quay lại guồng làm việc. Như vậy, một nước còn nghèo, năng suất lao động còn rất thấp như Việt Nam mà lại nghỉ nhiều hoặc làm việc với một nhịp độ thấp như vậy thì rất khó cho việc phát triển”.

Mặc dù không đồng nhất với 2 quan điểm trên, nhưng khi trao đổi với Tiền Phong, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, nhưng trao đổi với Tiền Phong, đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội lại cho rằng, mỗi kỳ nghỉ Tết chỉ nên kéo dài 5 ngày, tối đa không quá một tuần thay vì tới 9 ngày như hiện nay.

“Trước kia tôi thấy nghỉ Tết chỉ có ba ngày, đến mùng ba, các cơ quan đã đi làm trở lại, như vậy rất hợp lý. Bây giờ nghỉ Tết kéo dài tới 9 ngày liên tiếp thì dài quá. Lẽ ra chúng ta phải chia ra các dịp khác như nghỉ hè, nghỉ đông, hay dịp Noel như các nước vẫn làm và cho nghỉ Tết ở mức độ vừa phải.

Để đảm bảo hài hòa, theo tôi nghỉ Tết cổ truyền chỉ nên khoảng 5 ngày, dài nhất cũng không nên quá một tuần. Kỳ nghỉ Tết thường trùng với thứ bảy, chủ nhật, rồi sát ngày nghỉ cuối tuần, nếu cũng cho nghỉ thì phải có chế độ làm bù một cách đầy đủ, nghiêm túc. Đây là điều mà các cơ quan chuyên trách cần nghiên cứu kỹ cho phù hợp hơn”. – ông Tiến nói.

Vân Du tổng hợp