Hot hot hot:
Thế giới tiếp thị
Đi học giúp việc nhà miễn phí ở TP.HCM
Những quy tắc này, chị Hòa học được từ lớp dạy kỹ năng “Giúp việc cao cấp” tại bTaskee, công ty chuyên về ứng dụng công nghệ vào ngành giúp việc nhà ở Việt Nam.
Lần đầu tiên đặt chân vào lớp học, chị Hòa không khỏi bất ngờ trước sự chuyên nghiệp của mô hình dạy kỹ năng giúp việc nhà nơi đây. Chị chưa từng nghĩ rằng công việc giúp việc lại đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng đến thế.
Trước đây, chị Hòa nghĩ rằng dọn dẹp cũng chỉ đơn thuần là dùng chổi quét, sau đó lau nhà bằng dụng cụ. Thế nhưng, sau khi tham gia các lớp học, chị nhận ra cần phải ước tính diện tích căn nhà, rồi mới lên phương án lau dọn phù hợp để tiết kiệm thời gian, công sức. Song song đó, chị còn biết cách cầm cây lau thế nào để tăng bề mặt tiếp xúc, biết cách chọn dụng cụ lau dọn phù hợp với chất liệu sàn nhà...
“Trước đây, tôi nghĩ ở nhà mình làm thế nào thì đi giúp việc cho người khác cũng làm như thế. Thế nhưng, khi đã tham gia lớp, tôi thấy từ “dọn dẹp” hoàn toàn khác so với những thứ mình đang làm”, chị Hòa, cộng tác viên giúp việc nhà trên ứng dụng bTaskee được 3 năm cho biết.
Hiện tại, lớp dạy giúp việc này đang chú trọng dạy nghiệp vụ cho 4 mảng: chăm trẻ; chăm sóc người già; chăm sóc người bệnh; dọn dẹp văn phòng, tổng vệ sinh với 20 học viên/lớp.
Đến gõ cửa xin tham gia lớp học đa phần là những sinh viên, mẹ bỉm sữa trong độ tuổi 18-50 tuổi. Không ít giáo viên mầm non cũng mạnh dạn đăng ký học và làm việc trong mảng chăm trẻ. Tương tự, lớp học chăm sóc người bệnh cũng có sự góp mặt của nhiều y tá, điều dưỡng. Tất cả họ đều là đối tác của bTaskee và hướng đến mục tiêu chung là tăng thêm thu nhập.
“Gần 1 năm nay, chúng tôi rất chú trọng việc đào tạo lực lượng giúp việc chất lượng, theo khuôn khổ cho xã hội”, chị Đỗ Thị Loan - Trưởng bộ phận đào tạo, chia sẻ.
Mỗi cộng tác viên trước khi được nhận việc chính thức đều phải trải qua các lớp học lý thuyết và thực hành do công ty tổ chức. Cộng tác viên sẽ được đào tạo từ khâu chào hỏi, ăn nói, xử lý tình huống và cách thích nghi với hoàn cảnh nhà gia chủ. Điều này nhằm đào tạo ra một lực lượng giúp việc với chất lượng và thái độ phục vụ tốt.
Sau khi hoàn thành lý thuyết, cộng tác viên sẽ học cách phân biệt công cụ, dụng cụ và hóa chất. Cụ thể, cộng tác viên sẽ được hướng dẫn cách ủi đồ nhanh, cách quét nhà, lau nhà trên từng loại gạch mà không mất sức, cách phân chia thời gian dọn dẹp từng khu vực căn cứ vào diện tích nhà ở của gia chủ... Song đó, họ còn nắm được cách sử dụng nước tẩy, bột giặt để quần áo không bay màu, biết cách dùng các sản phẩm giặt nào để phù hợp với từng loại vải.
“Trước đây cụm từ “osin” thường dùng để gọi những người chỉ để sai vặt. Hiện tại, giúp việc nhà cần phải có kỹ năng, thái độ phục vụ lịch sự, nhã nhặn và tôn trọng khách hàng. Dù là lau nhà, rửa chén hay làm bất cứ việc gì cũng phải nhanh, chuyên nghiệp để khách hàng có thể đánh giá bạn”, chị Loan nói.
Trung bình, các cộng tác viên sẽ có thu nhập từ 15 triệu đồng trở lên tùy thuộc vào thời gian và khối lượng công việc. Với các cộng tác viên xem đây là nghề tay trái, chỉ làm khi có thời gian rảnh, mức lương khoảng 10-15 triệu đồng. Các cộng tác viên làm toàn thời gian mức lương sẽ nhỉnh hơn, có thể lên đến hơn 30 triệu đồng.
Tuy nhiên theo chị Loan, không phải ai cũng có thể dễ dàng đào tạo. Một số người vốn đang sinh sống trong môi trường hoàn toàn tự do, rất khó để bắt buộc họ tuân theo những quy tắc mà công ty đặt ra.
“Khách hàng hiện nay cần cả chất lượng lẫn thái độ phục vụ. Chính vì thế, chúng tôi rất chú trọng đào tạo người giúp việc chất lượng, theo khuôn khổ. Có những người trước giờ chưa từng làm nghề giúp việc. Họ giao tiếp kém, trả lời cục mịch, không biết làm việc nhà buộc chúng tôi phải cầm tay chỉ việc”, chị nói.
Những năm gần đây, nghề giúp việc cao cấp đang bắt đầu bùng nổ tại các tỉnh thành lớn như TP.HCM và Hà Nội. Ban đầu, người giúp việc chủ yếu phục vụ nhóm khách hàng người Anh, Mỹ, Hàn... đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Lâu dần, công việc này được cộng đồng người Việt Nam hưởng ứng.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến đầu tháng 4/2021, có 101.550 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trong đó lao động giữ vị trí quản lý chiếm gần 12%, giám đốc điều hành hơn 8% và đông nhất là chuyên gia với 58%. Lượng lao động nước ngoài này đến từ 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó phần lớn là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…
Việc số lượng người nước ngoài định cư, làm việc tại Việt Nam tăng nhanh trong những năm vừa qua, mở ra thị trường tiềm năng cho rất nhiều ngành dịch vụ, trong đó có giúp việc nhà cho người nước ngoài. Công việc này mang lại nguồn thu nhập cao cho người lao động nhưng cũng không hề đơn giản, khi khách hàng đòi hỏi ngày càng cao về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng ứng xử của người giúp việc.
Cả nước có hơn 15.400 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10
02/11/2023 11:03Quỹ đầu tư Cổ phiếu Kinh tế Hiện đại VinaCapital bắt đầu hoạt động
01/11/2023 21:16Thách uống 13 lon bia trong 12 phút: Chiêu bán hàng nguy hiểm
01/11/2023 21:15Tiệm bánh mì có cái tên lạ đời "Chim chạy"
01/11/2023 19:22