Hot hot hot:
Thế giới tiếp thị
Đưa 1 công ty chứng khoán vào diện kiểm soát, 2 vào diện cảnh báo
Trong đó, số tiền phạt các doanh nghiệp lên đến hơn 37,2 tỷ đồng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi thông tin tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 12/2023 chiều 5/1. Tên 9 công ty nói trên không được nêu ra tại họp báo.
Ngoài ra, Thứ trưởng cho biết thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường cổ phiếu năm 2023 chịu tác động lớn với nhiều biến động và suy giảm. Tuy nhiên, tình hình cơ bản được ổn định, khắc phục.
Trong tháng 7/2023, Bộ Tài chính đưa giao dịch riêng lẻ tập trung vào vận hành. Tính đến hết ngày 31/12/2023, tổng giá trị giao dịch riêng lẻ tập trung đã đạt 218.000 tỷ đồng, bình quân giao dịch mỗi phiên 1.800 tỷ đồng. Hiện nay, có 887 mã giao dịch trái phiếu riêng lẻ đang hoạt động tại kênh giao dịch tập trung với 249 tổ chức đang giao dịch.
Để bảo toàn thị trường trái phiếu, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các cơ quan giám sát, kiểm tra cả doanh nghiệp phát hành, đơn vị tư vấn, đồng thời sẽ tăng cường truyền thông để xã hội, nhà đầu tư, tổ chức phát hành hiểu sâu sắc hơn quy định của pháp luật.
Theo ông Chi, năm 2023, đã có 81 doanh nghiệp phát hành trái phiếu giá trị hơn 269,5 nghìn tỷ đồng. khối lượng mua lại trái phiếu đến thời điểm hết năm 2023 là hơn 208.000 tỷ đồng, trong đó số trái hiếu đến hạn là 39% đã được các nhà phát hành và chủ đầu tư đàm phán và cơ cấu lại.
Trong thanh tra, giám sát xử lý vi phạm về thị trường chứng khoán năm 2023, Thứ trưởng Bộ Tài Chính cho biết Bộ đã thành lập hàng chục đoàn công tác và phát hiện nhiều vi phạm. Trong đó, Bộ xử phạt 6 công ty chứng khoán, đưa vào kiểm soát 1 công ty và đưa vào diện cảnh báo 2 công ty.
Đối với thị trường chứng khoán, theo ông Chi, Bộ đang lấy ý kiến Chính phủ, các bộ ngành và người dân để sửa một số nghị định về thị trường chứng khoán và xử phạt vi phạm hành chính trong thị trường chứng khoán để có công cụ pháp lý thực hiện, ban hành Thông tư 69 nhằm sắp xếp thị trường trái phiếu phái sinh.
Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng giá trị trái phiếu cần phải trả nợ trong năm 2024 do đến hạn là 276.990 tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản phải thanh toán gần 113.486 tỷ đồng, ứng với 41% tổng số. Nhóm ngân hàng đứng thứ nhì với 20%, tức gần 54.497 tỷ đồng. Những ngành khác chiếm 39% còn lại.
Tính lũy kế cả năm 2023, báo cáo của VBMA cho biết tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là 302.098 tỷ đồng. Có 28 đợt phát hành ra công chúng trị giá 27.070 tỷ đồng (8,96% tổng giá trị phát hành) và 286 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 275.028 tỷ đồng (hơn 91,04% tổng số).
Tổng kết năm 2023, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn đạt 241.950 tỷ đồng, tăng 5.3% so với cùng kỳ năm 2022 và tương đương 80.1% giá trị phát hành. Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm 50.6% tổng giá trị mua lại trước hạn (số tiền là 122.433 tỷ đồng).