Hot hot hot:
Thế giới tiếp thị
FMO muốn thu xếp gói tín dụng 90 triệu USD cho "ông lớn" ngành lúa gạo Việt Nam
FMO được thành lập vào năm 1970, do Chính phủ Hà Lan nắm giữ 51% cổ phần. FMO lựa chọn tài trợ cho LTG dựa trên quá trình xác minh thực tế một cách cẩn thận, chi tiết và theo chuẩn mực quốc tế về bảo vệ môi trường, ổn định xã hội và quản trị minh bạch (ESG).
Định chế tài chính này dự kiến sẽ thu xếp tài trợ 90 triệu USD (khoảng 2.100 tỉ đồng) cho LTG. Khoản tín dụng này được cam kết sử dụng cho hai mục đích ngắn hạn và dài hạn.
Cụ thể, tín dụng ngắn hạn dành cho các hạng mục tài trợ vốn liên kết sản xuất lúa gạo bền vững. Trong khi, khoản tín dụng trung và dài hạn dành cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp gồm máy móc, kho chứa tại 10 nhà máy gạo của các thành viên LTG để nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng gạo.
Với nguồn tài trợ 90 triệu USD này, LTG cam kết tiếp tục phát triển nông nghiệp bền vững, bao gồm cả các đối tác trong chuỗi cung ứng, nâng cao đời sống nông dân, xây dựng môi trường nông thôn đáng sống.
"Cùng với FMO, khoản đầu tư này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân mọi miền Tổ quốc, cho người tiêu dùng gạo trong nước, quốc tế, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam và thế giới", đại diện LTG, chia sẻ.
Về kết quả kinh doanh quý III vửa qua, Lộc Trời ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.461 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh gần gấp đôi cùng kỳ kéo lãi gộp giảm 69% còn 152 tỷ đồng, biên lãi gộp co mạnh từ mức 18% cùng kỳ về 3%.
Mặc dù doanh thu tài chính tăng gấp đôi lên 4 tỷ đồng, nhưng điểm tối trong bức tranh kinh doanh của LTG là chi phí tài chính khi tăng đến 144% lên 268 tỷ đồng, trong đó phần lớn do chi phí lãi vay và khoản lỗ do tỷ giá hối đoái. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được tiết giảm nhưng không quá đáng kể.
Kết quả, Lộc Trời lỗ ròng 327 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 64 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ kỷ lục mà doanh nghiệp này từng ghi nhận trong một quý.
Điều đáng nói, trong quý 2 liền trước doanh nghiệp này vừa ghi nhận khoản lãi cao nhất lịch sử đạt 426 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, LTG đạt doanh thu thuần hơn 10.440 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Do ảnh hưởng quý 3 lỗ nặng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận của công ty chỉ đạt 19 tỷ đồng, giảm 91% so với cùng kỳ.
Tại thời điểm cuối quý III/2023, tổng tài sản của Lộc Trời đạt hơn 12.181 tỷ đồng, tăng 3.450 tỷ so với đầu năm. Biến động từ khoản đầu tư vào công ty liên doanh liên kết hơn 515 tỷ đồng trong khi đầu năm không ghi nhận.
Khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng mạnh gấp đôi so với đầu năm lên mức gần 5.100 tỷ đồng do phát sinh thêm khoản thu tại CTCP Nông nghiệp Công Nghệ Cao Hiếu Nhân (552 tỷ đồng), Công ty TNHH Nông nghiệp Hồ Tuấn (272 tỷ đồng), Perum Bulog (403 tỷ đồng),.... Hàng tồn kho đạt hơn 2.825 tỷ đồng, tăng 34%. Ngoài ra, công ty đang có hơn 1.038 tỷ đồng tiền và khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Về phía nguồn vốn, nợ phải trả của Lộc Trời cũng tăng vọt 63% so với đầu năm lên mức 9.110 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Cụ thể, khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng gấp đôi lên 7.468 tỷ đồng, chủ yếu là vay từ các ngân hàng Vietcombank - CN Kỳ Đồng gần 720 tỷ đồng, TPBank - CN An Giang khoảng 693 tỷ đồng, Ngân hàng Malayan Banking Berhad - CN TPHCM hơn 598 tỷ đồng...
Lộc Trời lỗ kỷ lục 327 tỷ, dòng tiền kinh doanh âm hơn 3.700 tỷ đồng
31/10/2023 20:10Lộc Trời (LTG): Quý III/2023 lỗ hơn 327 tỷ đồng, nợ phải trả tăng mạnh 63%
31/10/2023 15:52Chi phí lãi vay tăng, Lộc Trời lỗ quý III hơn 327 tỷ đồng
31/10/2023 12:21