Gia Cát Lượng: Người đại trí phải biết "nhìn xa, nhìn mình, nhìn người"

Thứ tư, ngày 18/01/2023 17:33 PM (GMT+7)
Làm người, hãy biết mình, biết ta; hành sự, hãy tự lượng sức mình.
Bình luận 0

Thời Tam quốc, Gia Cát Lượng được mệnh danh là thần toán, không chỉ tạo nên sức ảnh hưởng lớn từ các cuộc chiến, mà còn có biệt tài dùng người và nhìn người.

Cả đời Gia Cát Lượng kinh qua rất nhiều sóng to gió lớn, để có thể làm nên đại sự và vang danh hậu thế, ông luôn biết "nhìn xa, nhìn mình và nhìn người".

1. Biết nhìn xa trông rộng mới là trí tuệ

Gia Cát Lượng: Người đại trí phải biết "nhìn xa, nhìn mình, nhìn người" - Ảnh 1.

Người xưa nói: "Con người không biết lo xa, ắt có lo gần". Ý nói: Nếu không có kế hoạch dài hạn, thì sẽ lo lắng nhiều hơn về những việc sắp tới. Không vạch sẵn kế hoạch, chắc chắn ưu phiền về tương lai.

Thật vậy! Bất kể làm chuyện gì, chúng ta phải biết nhìn xa trông rộng, có kế hoạch dự kiến. Người thông minh, nhìn phải hiểu; người tỉnh táo, nhìn phải chuẩn; người cao minh, nhìn phải xa.

Người không có cái nhìn sâu rộng chỉ có thể nhìn thấy những thứ trước mắt, mà người biết nhìn xa trông rộng lại có thể phát hiện những cơ hội tồn tại trong tương lai, đồng thời tích cực chuẩn bị sẵn sàng. Phải biết rằng, cơ hội chỉ ở lại với người biết chuẩn bị.

Đường đời đầy rẫy chông gai, biết nhìn xa mới có thể giúp bạn tránh được tổn thương, tìm kiếm cơ hội, đường bớt quanh co.

Nhìn xa trông rộng là một loại trí tuệ. Vượt qua rối rắm như tơ vò để tìm thấy hướng đi riêng.

Lưu Bị khao khát nhân tài nên đã 3 lần đích thân đến nhà tranh của Gia Cát Lượng. Hai người đã có một cuộc đối thoại nổi tiếng, được gọi là "Long Trung Đối".

Khi đó, Gia Cát Lượng phân tích tình hình thiên hạ, cho Lưu Bị một hướng đi mới cho sự nghiệp. Câu chuyện về "Long Trung Đối" đã phái sinh ra một cách nói: Gia Cát Lượng Long Trung đối sách - Hữu tiên kiến chi minh (tức "nhìn xa trông rộng mới là sáng suốt").

Cuộc sống mỗi ngày là một phiên bản giới hạn. Điều cuộc sống cần là lên kế hoạch cho một ngày giông bão, chứ không phải sửa chữa nó sau thảm họa.

2. Hiểu rõ chính mình là một loại tu hành

Con người quý nhất ở chỗ biết mình, biết ta và chấp nhận những gì đang có. Thế giới này không có người toàn năng toàn tài. Mỗi người có sở trường và sở đoản riêng. Chỉ khi hiểu rõ chính mình, bạn mới tìm đúng vị trí và môi trường thích hợp, từ đó dễ dàng có được thành công.

Trong "Đạo đức kinh" có nói: "Biết người là trí, biết mình là minh", ý nói: Nhìn thấu lòng người là trí tuệ, nhìn thấu chính mình là sáng suốt.

Gia Cát Lượng: Người đại trí phải biết "nhìn xa, nhìn mình, nhìn người" - Ảnh 2.

Trong cuộc sống, người tự đánh giá cao chính mình rất nhiều. Họ cho rằng thành công của người khác chẳng qua có được đều nhờ vào cơ may hoặc sự trợ giúp nào đó. Song nên biết rằng vận may hay sự giúp đỡ đều đòi hỏi thực lực chân chính. Không biết nắm giữ thì mọi thứ cũng tan thành mây khói.

Làm người, hãy biết mình, biết ta; hành sự, hãy tự lượng sức mình.

Trần Thọ, tác giả của bộ chính sử "Tam quốc chí" đã nhận xét khả năng của Gia Cát Lượng khi dẫn binh Bắc phạt: "Dẫn quân nhiều năm nhưng chưa thành công. Chiến lược ứng biến, không phải tài giỏi" (tạm dịch).

Mặc dù thất bại trong chuyến Bắc phạt không thể quy cho mỗi Gia Cát Lượng, nhưng Trần Thọ cho rằng Gia Cát Lượng phải chịu trách nhiệm rất lớn.

Trong "Hán Tấn Xuân Thu" có ghi chép, Gia Cát Lượng cũng từng nói: "Đại quân ở Kỳ Sơn, Ky Cốc, binh nhiều hơn tặc (quân Ngụy). Không đánh được tặc thì bị tặc đánh. Thất bại không phải do thiếu binh, mà là quyết định một người" (tạm dịch).

Người có sở trường thì cũng có sở đoản. Chỉ khi thấu hiểu chính mình mới có thể phát triển điểm mạnh, tránh né điểm yếu. Cũng giống như Hàn Tín nói với Lưu Bang: "Bệ hạ không thể dẫn binh, nhưng giỏi dùng tướng".

3. Biết nhìn người mới là trưởng thành

Phàn Trì hỏi Khổng Tử: "Thế nào là nhân?". Khổng Tử trả lời: "Yêu người".

Phàn Trì lại hỏi: "Thế nào là trí?". Khổng Tử nói: "Hiểu người".

Gia Cát Lượng: Người đại trí phải biết "nhìn xa, nhìn mình, nhìn người" - Ảnh 3.

"Hiểu người", hay tức là nhìn thấu lòng người, là một loại học vấn cao thâm. Trong cuộc sống, người biết nhìn thấu bản chất đối phương có thể tìm được bạn tâm giao và người hợp với mình trong biển người mênh mông ngoài kia.

Đường dài mới biết sức ngựa, ngày dài mới thấy lòng người. Muốn thấu hiểu một người, nên bắt đầu từ những chi tiết nhỏ, thời gian sẽ nói cho bạn biết ai mới là người đáng tin cậy.

Biết nhìn người là một loại trưởng thành, là quá trình tích lũy kinh nghiệm.

Gia Cát Lượng viết trong cuốn "Tri nhân tính", đề ra "Tri nhân thất pháp" (7 cách nhìn người).

Thu hoạch vĩ đại nhất trong việc nhìn người của cả đời Gia Cát Lượng có lẽ là Lưu Bị. Lưu Bị tâm địa lương thiện, một lòng muốn làm nên chuyện lớn, biết cách đối nhân xử thế. Để mời Gia Cát Lượng xuống núi, Lưu Bị cất công 3 lần viếng thăm. Cũng vì nhìn thấy phần con người này của Lưu Bị nên Gia Cát Lượng mới cam lòng đứng dưới trướng.

Đời người là một cuộc hành trình dài. Bạn có thể gặp đêm tối giữa đường, có lúc chùn bước, có lúc muốn bỏ cuộc, nhưng hãy dùng "nhìn xa, nhìn mình, nhìn người" như ngọn đèn soi sáng để đi hết đoạn đường còn lại.

PV (Theo Thể thao văn hoá)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem