Hot hot hot:
Thế giới tiếp thị
Giao thừa Tết Nguyên đán 2024 tối nay, TP.HCM bắn pháo hoa ở 9 điểm, Củ Chi có tới 2 điểm bắn
Đúng 0h tối nay, TP.HCM bắn pháo hoa mừng Tết Nguyên đán 2024 ở 2 điểm bắn tầm cao và 9 điểm bắn tầm thấp.
TPHCM bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2024 ở 9 điểm. Ảnh: Dương Quang
TP.HCM bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2024 ở 2 điểm bắn tầm cao là khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức) và Khu Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi).
9 điểm bắn pháo hoa tầm thấp, gồm:
- Đền Bến Nọc (TP.Thủ Đức);
- Khu đất trống lô N4-D6, Khu công nghiệp Tây Bắc, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi;
- Công viên Văn hóa Đầm Sen (quận 11);
- Công viên Văn hóa quận Gò Vấp;
- Quảng trường Trung tâm hành chính quận 7;
- Khu dân cư Bình Trị Đông, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân;
- Khu truyền thống cách mạng cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 (xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh);
- Khu di tích lịch sử Ngã ba Giồng (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn);
- Quảng trường Rừng Sác (Thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ).
TP.HCM bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2024 từ 0h đến 0h15 phút.
Như vậy, dịp Tết Nguyên đán 2024, TP.HCM tăng gấp đôi số lượng điểm bắn so với Tết năm ngoái. Các điểm bắn pháo hoa trải rộng ở nhiều quận, huyện phục vụ nhu cầu vui chơi, chào đón năm mới của người dân.
Đi kèm bắn pháo hoa, các địa phương cũng tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật, biểu diễn phục vụ người dân.
Riêng điểm bắn pháo hoa khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn, cơ quan chức năng sẽ tổ chức điều tiết giao thông khu vực trung tâm phục vụ chương trình bắn pháo hoa.
Cụ thể, từ 19h đến 1h sáng ngày 10/2, các loại xe bị cấm lưu thông vào các tuyến đường sau:
- Đường Lê Lợi (đoạn từ Đồng Khởi đến Pasteur).
- Đường Nguyễn Huệ (từ Lê Thánh Tôn đến Tôn Đức Thắng).
- Đường Đồng Khởi (đoạn từ Mạc Thị Bưởi đến Tôn Đức Thắng).
- Đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ Nguyễn Siêu đến Võ Văn Kiệt).
- Đường Nguyễn Tất Thành (đoạn từ cầu Khánh Hội đến Hoàng Diệu).
- Đường Hàm Nghi (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Tôn Đức Thắng).
- Đường Hải Triều (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Nguyễn Huệ).
- Đường Nguyễn Thiệp (đoạn từ Đồng Khởi đến Nguyễn Huệ).
- Đường Huỳnh Thúc Kháng (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Nguyễn Huệ).
- Đường Tôn Thất Thiệp (đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Nguyễn Huệ).
- Đường Ngô Đức Kế (đoạn từ Đồng Khởi đến Hồ Tùng Mậu)
- Đường Công trường Lam Sơn (từ Hai Bà Trưng đến Đồng Khởi).
- Đường Đông Du (từ Hai Bà Trưng đến Nguyễn Huệ).
- Đường Mạc Thị Bưởi (từ Hai Bà Trưng đến Nguyễn Huệ).
- Các tuyến đường xung quanh vòng xoay Công trường Mê Linh gồm: Ngô Đức Kế (đến đường Hồ Tùng Mậu), Hồ Huấn Nghiệp (đến đường Đồng Khởi), Phan Văn Đạt (đến đường Mạc Thị Bưởi), Thi Sách (đến đường Đông Du).
- Cầu Ba Son, cầu Khánh Hội.
Lộ trình thay thế:
- Hướng từ quận Bình Thạnh đi quận 4: Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Du - Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Thị Nghĩa - Nguyễn Thái Học - cầu Ông Lãnh - Hoàng Diệu - Nguyễn Tất Thành (quận 4).
- Hướng từ quận 4 đi quận Bình Thạnh: Nguyễn Tất Thành (quận 4) - Hoàng Diệu - cầu Ông Lãnh - Nguyễn Thái Học - Nguyễn Thị Nghĩa - Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Thị Minh Khai - Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh).
- Hướng từ TP.Thủ Đức đi quận 5: Võ Nguyên Giáp (TP.Thủ Đức) - Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng - Võ Thị Sáu - Ba Tháng Hai - Lê Hồng Phong (quận 5).
- Hướng từ quận 5 đi TP.Thủ Đức: Lê Hồng Phong (quận 5) - Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp (TP.Thủ Đức).
Ngành chức năng lưu ý người điều khiển phương tiện giao thông cần chấp hành hướng dẫn của lực lượng điều tiết giao thông, cảnh sát giao thông hoặc theo hướng dẫn của hệ thống biển báo giao thông trên đường.