Hoàn thiện và nâng cao quy trình sản xuất vùng nguyên liệu cây gai xanh - Ảnh 1.

Để giải quyết những khó khăn đó, Tập đoàn An Phước – Viramie kết hợp cùng Viện Di truyền Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam triển khai nghiên cứu, chọn tạo ra giống gai xanh phù hợp nhất cho sản xuất. Cây giống cần ổn định về di truyền, có thể thu hoạch quanh năm và cho năng suất cao.

Bên cạnh đó, với từng vùng nguyên liệu trên mỗi địa phương khác nhau đều có cán bộ của tập đoàn An Phước – Viramie ngày ngày tham gia sản xuất cùng bà con nông dân, trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây gai. Nhờ đó, tất cả vùng nguyên liệu gai xanh đều tuân thủ theo đúng quy trình và tiêu chuẩn sản xuất, mang lại thành phẩm có tính đồng đều cao cả về sản lượng và chất lượng. Từ đó, giá trị sản xuất nông nghiệp của người nông dân ngày càng gia tăng, mở ra con đường làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.


Sau một năm, rất nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận. Điển hình là hộ gia đình ông Trương Văn Thành và bà Doãn Thị Loan tại xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, là một trong những hộ trồng gai đầu tiên tại địa phương. Sau nhiều năm trồng ngô, gia đình ông Thành và bà Loan mạnh dạn thử nghiệm trồng gai xanh, mang về mức lợi nhuận vượt trội lên đến 150 triệu đồng/ ha/ năm.


Hoàn thiện và nâng cao quy trình sản xuất vùng nguyên liệu cây gai xanh - Ảnh 4.

Đó cũng là kết quả chung của rất nhiều hộ nông dân trồng gai trên phạm vi cả nước. Điều đáng nói, gai xanh dù là loại cây mới, nhưng trồng và thu hoạch không quá khó, phù hợp với đông đảo đối tượng lao động.


Hoàn thiện và nâng cao quy trình sản xuất vùng nguyên liệu cây gai xanh - Ảnh 5.

Cây gai xanh AP1 chỉ cần trồng 1 lần có thể cho thu hoạch tới 4 vụ trong một năm, thời gian lưu gốc lên đến 10 năm, hạn chế tối đa việc chặt phá gốc gây xói mòn đất. Không chỉ vậy, cứ 20 tấn vỏ gai thành phẩm lại có 60 – 80 tấn sinh khối từ thân gai và lá gai trả lại cho đất. Đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp cải tạo, tăng độ hữu cơ cho đất.


Hoàn thiện và nâng cao quy trình sản xuất vùng nguyên liệu cây gai xanh - Ảnh 6.

Trên hành trình phát triển cây gai xanh AP1, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của người nông dân. Nhờ bám sát những quy chuẩn chung về phương thức canh tác do tập đoàn An Phước – Viramie xây dựng, cùng sự đồng hành sát sao của các cán bộ kỹ thuật, chất lượng và sản lượng gai xanh luôn được đảm bảo đồng đều trên phạm vi lớn.

Hoàn thiện và nâng cao quy trình sản xuất vùng nguyên liệu cây gai xanh - Ảnh 7.

Không dừng lại ở đó, sự nỗ lực sáng tạo luôn thôi thúc người nông dân tìm ra những cách làm mới, những phương pháp hay để có thể gia tăng hiệu quả sản xuất. Dù được các chuyên gia kỹ thuật khuyến cáo chỉ sản xuất 4 vụ trong 1 năm, ngừng canh tác vụ mùa đông, do cây gai chịu lạnh và khô kém, có thể ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng, vậy nhưng gia đình ông Thành vẫn chủ động nghiên cứu, triển khai trồng vụ thứ 5 vào mùa đông. Kết quả đã gây bất ngờ tới chính các cán bộ kỹ thuật của Tập đoàn An Phước – Viramie, đạt tới hơn 70% năng suất và chất lượng của vụ chính.


Hoàn thiện và nâng cao quy trình sản xuất vùng nguyên liệu cây gai xanh - Ảnh 8.

Kết quả trên là những tín hiệu đáng mừng cho các hộ nông dân trồng gai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và trên phạm vi vùng nguyên liệu toàn quốc nói chung. Sự thành công của hộ nhà ông Thành đã trở thành động lực, sự cổ vũ tới những người làm nông. Rất nhiều hộ nông dân xung quanh đã quyết định đổi mới hướng sản xuất nông nghiệp, đăng ký trồng gai xanh.

Thừa thắng xông lên, ông Thành cho biết, sẽ tiếp tục đẩy mạnh năng suất và sản lượng gai trong năm 2023 "Chắc chắn trong năm nay, với những kinh nghiệm đã tích lũy, chúng tôi sẽ triển khai 6 vụ chứ không phải chỉ là 5 vụ như năm ngoái."

Những bước tiến vượt bậc của người nông dân Vĩnh Phúc cũng đã đặt ra một thách thức mới cho các cán bộ của Tập đoàn An Phước – Viramie. Trước tình hình thực tế, cần phải không ngừng cập nhật và đổi mới quy chuẩn sản xuất, bắt kịp với nguyện vọng và khả năng của người nông dân từ vùng nguyên liệu.


Hoàn thiện và nâng cao quy trình sản xuất vùng nguyên liệu cây gai xanh - Ảnh 9.

Sự thành công của người nông dân tại tỉnh Vĩnh Phúc chỉ là một trong rất nhiều điểm sáng trên phạm vi vùng nguyên liệu toàn quốc. Với mỗi địa phương, sự khác biệt về khí hậu, thổ nhưỡng cùng năng lực sản xuất sẽ tác động rất lớn tới sản lượng và chất lượng cây gai. Bài toán đặt ra cho các cán bộ kỹ thuật là cần linh hoạt trong quy trình canh tác, đặc biệt đề cao tinh thần sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ dám làm để thực sự nâng tầm giá trị cây gai. Đây cũng là những mục tiêu trọng tâm của tập đoàn An Phước – Viramie trong năm 2023. 


Hoàn thiện và nâng cao quy trình sản xuất vùng nguyên liệu cây gai xanh - Ảnh 10.

Trước đây, quy trình sản xuất được khuyến khích chung cho toàn bộ các vùng nguyên liệu, bao gồm toàn bộ các thời kỳ sinh trưởng của cây gai. Là cán bộ kỹ thuật phụ trách vùng nguyên liệu phía Bắc trực tiếp làm việc hàng ngày cùng bà con nông dân, ông Phạm Văn Tuân nhận thấy đã đến thời điểm cần theo dõi và kiểm soát chặt chẽ hơn quy trình canh tác tại từng vùng, từng thời kỳ vụ mùa khác nhau. "Thứ nhất là cần tiếp tục chia nhỏ vùng trồng, xử lý kiểm soát kỹ thuật trên từng huyện, từng xã, từng vùng, phù hợp với nông hóa, thổ nhưỡng, đất đai. Thứ hai là tiếp tục chia nhỏ lượng phân bón ra nhiều đợt thành từng phần, phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây gai".


Hoàn thiện và nâng cao quy trình sản xuất vùng nguyên liệu cây gai xanh - Ảnh 11.

Việc chia nhỏ lượng phân bón ra từng thời kỳ sẽ giúp tối ưu hóa lượng phân hơn nữa, tránh việc tồn dư, làm khô chất đất. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất sẽ liên tục cập nhật những loại phân tổng hợp mang yếu tố hữu cơ nhiều hơn. Hiện tại, một số vùng nguyên liệu đã thử nghiệm phân gà ủ khoai mục. Những kết quả thu được hết sức lạc quan, thể hiện qua sự sinh trưởng mạnh mẽ của cây gai. Đây cũng sẽ là hướng nghiên cứu mới, tiến tới việc thay thế hoàn toàn cho phân hóa học trước đây.


Hoàn thiện và nâng cao quy trình sản xuất vùng nguyên liệu cây gai xanh - Ảnh 12.

Cũng trong năm 2022, Tập đoàn An Phước đã phối hợp cùng Công ty cổ phần Vietnam Blockchain cấp tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm sợi gai xanh Viramie; đánh dấu một bước tiến lớn của sợi gai xanh trên thị trường dệt may, thời trang trong nước và quốc tế. Đây là xu hướng tất yếu xuất phát từ việc các đối tác quốc tế trong năm qua liên tục đến thăm vùng nguyên liệu sản xuất gai tại Việt Nam.

Hoàn thiện và nâng cao quy trình sản xuất vùng nguyên liệu cây gai xanh - Ảnh 13.

Tập đoàn An Phước phối hợp cùng Công ty cổ phần Vietnam Blockchain cấp tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm sợi gai xanh Viramie

"Các đối tác quốc tế ngày càng dành nhiều sự quan tâm hơn đến các vùng nguyên liệu sản xuất gai. Họ muốn tìm hiểu và nắm rõ về toàn bộ quy trình sản xuất từ cây gai cho đến sợi gai thành phẩm, thậm chí là cả đời sống của người nông dân trồng gai như thế nào. Đây khâu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng và năng lực sản xuất của ngành gai Việt Nam. Không chỉ vậy, chiếc tem truy xuất nguồn gốc trên mỗi sản phẩm cũng là điều kiện tiên quyết để sợi gai xanh Việt Nam đến được với các thị trường quốc tế khó tính như thị trường châu Âu" – bà Phạm Mỹ Linh chia sẻ.


Từ đó, toàn bộ các thông tin từ cây giống, vùng trồng, quy trình sản xuất, đóng gói hoàn thiện và xử lý rác thải phụ phẩm đều được thể hiện minh bạch qua tem truy xuất trên mỗi sản phẩm sợi gai xanh. Qua chiếc tem, cả đối tác và người tiêu dùng đều dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu các thông tin về sản phẩm, đưa ra các đánh giá về chất lượng, lựa chọn sản phẩm cùng loại phù hợp nhất với nhu cầu.

Sự cầu thị, không ngại đổi mới của Tập đoàn An Phước – Viramie chính là lời cam kết luôn đồng hành cùng bà con nông dân. Có thể nói, năm 2022 là bước đà hoàn hảo tiến tới sự phát triển vượt bậc của ngành gai Việt Nam trong thời gian tới. Sự đồng lòng, đoàn kết từ các cán bộ kỹ thuật, từ những người nông dân sẽ là mắt xích quan trọng quyết định sự thành công của giống cây thần kỳ này. 

Thực Hiện: Lê Phúc - Hà Tuấn - Thùy Trang - Hạ Vũ