Hot hot hot:
Thế giới tiếp thị
Mặc kệ áp lực trả lãi ngân hàng, một số nhà đầu tư bất động sản vẫn giữ hàng, chờ tăng giá
Thời gian qua, thị trường bất động sản được đánh giá là dần có dấu hiệu khởi sắc khi có sự tăng nhiệt nhẹ về nguồn cung dự án và lượng giao dịch. Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), lượng giao dịch trên toàn thị trường tăng dần theo thời gian. Theo đó, tổng giao dịch trong thời gian qua tăng dần qua các quý.
Ngoài ra, trong các tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới tăng gấp 3,5 lần số lượng doanh nghiệp giải thể. Các tín hiệu tích cực trên được đánh giá đến từ các yếu tố Chính phủ đã có nhiều động thái tháo gỡ vướng mắc pháp lý liên quan đến bất động sản cùng việc lãi suất tín dụng có xu hướng giảm trong thời gian qua.
Các chuyên gia của VARS đánh giá, thị trường tăng nhiệt đã dần củng cố niềm tin của các nhà đầu tư. Theo đó, nhiều khách hàng, nhà đầu tư bất động sản quyết tâm ôm hàng dù được trả lại cọc và khoản lãi phát sinh do dự án đến thời hạn cam kết mua lại. Đồng thời, thị trường bất động sản cũng bắt đầu xuất hiện các nhóm nhà đầu tư sẵn sàng nhập cuộc săn nhà đất giá hời để chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Trước đó, thị trường thời gian qua xuất hiện nhiều nhà đầu tư dưới áp lực tài chính, lãi vay ngân hàng phải chấp nhận thanh lí hoặc bán tháo bất động sản. Trong khi đó, một số nhà đầu tư sử dụng dòng tiền nhàn rỗi, không chịu áp lực trả lãi ngân hàng lại chọn cách giữ hàng. Những người này không chạy theo xu hướng hạ giá bất động sản hoặc thanh lí mà chấp nhận "ngồi chờ" thị trường vực dậy.
Theo chia sẻ của nhiều nhà đầu tư, với quan điểm "đất không đẻ ra được", họ tin rằng khi thị trường vượt qua giai đoạn khó khăn thì vài năm tới giá nhà đất sẽ tăng bật. Và đó sẽ là giai đoạn các nhà đầu tư này đẩy hàng ra thị trường để chốt lời.
"Tôi mua 2 căn hộ thuộc dự án trên đường Võ Văn Kiệt (quận 8, TP.HCM) đã 4 năm nay. Do dự án bị vướng pháp lý nên công trình mới xây dựng tới phần móng. Tôi cũng đã đóng vào hơn 400 triệu cho chủ đầu tư. Thời gian qua, nhiều khách hàng mua cùng đợt với tôi đã thanh lí căn hộ cho chủ đầu tư vì chờ đợi quá lâu mà không thấy xây dựng. Tuy nhiên, tôi vẫn cố "bám trụ" vì tin rằng nếu doanh nghiệp tháo gỡ được pháp lý thì vấn đề xây dựng chẳng mất nhiều thời gian.
Khu vực đường Võ Văn Kiệt không có nhiều dự án nên chung cư tôi mua nếu được xây dựng thì khả năng tăng giá nhiều. Với lại chủ đầu tư hiện giờ cũng không thu tiền nữa, số tiền tôi đóng vào chưa nhiều nên tôi cứ để đó thôi chứ không sốt ruột", chị Thu Thảo (40 tuổi, kinh doanh nhà đất cho hay).
Chia sẻ với Thế Giới Tiếp Thị Online, lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc cho biết, trong bối cảnh khó khăn, công ty bị gián đoạn dòng tiền nên không thể tiếp tục xây dựng dự án chung cư giáp ranh TP.Thủ Đức. Để giải quyết, đơn vị đã chấp nhận cho khách hàng thanh lý sản và sẽ hoàn tiền từng đợt. Đáng chú ý, nhiều khách hàng quyết định giữ lại hàng, không thanh lý sản phẩm. Điều này cho thấy niềm tin của khách hàng vào tiềm năng dự án công ty vẫn rất lớn. Thời gian tới, doanh nghiệp cũng mong sớm được tháo gỡ các vướng mắc pháp lý để có thể sớm khởi động dự án.
Doanh nghiệp bất động sản đang chuyển hướng làm căn hộ theo túi tiền khách hàng
21/11/2023 17:13Khách hàng vay tiền góp vốn nhưng ngân hàng phải phong tỏa nguồn tiền, doanh nghiệp bất động sản chỉ... ngồi nhìn
22/11/2023 10:08Bất động sản Long Thượng Lộc mua lại 20 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
22/11/2023 10:52