Hot hot hot:
Thế giới tiếp thị
Không dễ vay ngân hàng, DN SME có nguồn tín dụng từ DFC Mỹ
Ngoài ra, các khoản tín dụng từ DFC (US International Development Finance Corporation) tới Việt Nam cũng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) do phụ nữ làm chủ và các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu và phát thải carbon thấp, phù hợp với quá trình chuyển đổi xanh ở Việt Nam hướng tới mục tiêu Net zero năm 2050.
Theo đó, DFC sẽ cung cấp cho ngân hàng VPBank khoản vay 300 triệu USD (7.200 tỷ đồng) có kỳ hạn 7 năm theo hợp đồng được ký tại Hà Nội ngày 10/9 nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Cùng ngày, lãnh đạo hai nước công bố xác lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Cùng ngày, DFC ký thư cam kết cung cấp cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Tbank) khoản vay 100 triệu USD với kỳ hạn 7 năm. Mục đích cho vay giống với gói tài chính cho VPBank.
DFC được thành lập năm 2019 theo Đạo luật Sử dụng Nguồn lực đầu tư của Mỹ để tập trung đưa vốn tới các nước đang phát triển, là những nơi rất cần các nguồn tài chính. DFC hỗ trợ thúc đẩy các chính sách ngoại giao Mỹ và hướng tới khu vực kinh tế tư nhân.
Tháng 11/2022, DFC ký kết cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vay 200 triệu USD cũng trong 7 năm như VPBank với mục đích tương tự như lần này. DFC cho biết các SME sẽ được vay từ gói này từ SeABank bao gồm cả các hộ kinh doanh cá thể.
Tháng 5/2023, BuyMed (công ty sở hữu nền tảng cung cấp dược phẩm giá sỉ) công bố đã huy động thành công 51,5 triệu USD trong một vòng gọi vốn từ công ty UOB Venture Management thuộc ngân hàng UOB của Singapore, DFC, Smilegate Investment, và Cocoon Capital. Theo BuyMed, tổng số vốn huy động được tới thời điểm đó là 64,5 triệu USD.