Làng cười du lịch Bắc Ninh

24/03/2018 09:05 GMT+7

Bắc Ninh có 3 khu du lịch là: Khu du lịch văn hoá Quan họ Cổ Mễ (thành phố Bắc Ninh); khu du lịch văn hoá Đền Đầm (thị xã Từ Sơn); khu du lịch văn hoá Phật Tích (huyện Tiên Du).

Bên cạnh đó, theo dự kiến sẽ có 3 khu du lịch khác là: Khu du lịch lâm viên Thiên Thai (huyện Gia Bình); khu du lịch văn hoá lịch sử Như Nguyệt (huyện Yên Phong); khu du lịch tâm linh Hàm Long - Núi Dạm (thành phố Bắc Ninh) và lựa chọn 22 điểm di tích quy hoạch phát triển thành điểm du lịch làm động lực cho các tuyến du lịch khép kín, liên hoàn và hấp dẫn trên địa bàn.

Xứ Kinh Bắc còn nổi tiếng với các làng nghề:

- Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đông Kỵ

Phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn xưa còn có tên nôm là làng Cời, Nhân hậu, Đồng Chu, nằm ngay sát con sông Ngũ Huyện Khê. Từ bao đời nay, người dân nơi đây vẫn gìn giữ, phát triển nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống.

Theo các tài liệu còn lưu giữ thì nghề chạm khắc, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của Đồng Kỵ có khoảng hơn 300 năm nay.

Đồ gỗ mỹ nghệ nơi đây cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước nhiều loại sản phẩm phong phú, tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao như: bàn, ghế, hoành phi, câu đối, giường mành, tủ bệ, xa lông, đồ gia dụng cùng các sản phẩm mỹ nghệ phục vụ khách du lịch: tranh, tượng gỗ…

Lễ hội Đồng Kỵ diễn ra vào ngày  ngày 4 - tháng Giêng.

- Làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái.

Làng nghề thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình vốn. Đây là ngôi làng cổ, xưa còn có tên làng Văn Lãng (hay gòn gọi là làng Bưởi). Nghề gò, đúc đồng tuyền thống nơi đây có từ bao đời, nay vẫn được dân làng gìn giữ, phát triển.

Hiện nay, dân làng Đại Bái đã sản xuất ra nhiều mặt hàng khác nhau phục vụ nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước: Tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối bằng đồng… Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, cơ sở còn tham gia sản suất các mặt hàng cơ khí bằng đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao như: khóa, lan can, phụ tùng xe máy…

LỄ HỘI

Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Một số lễ hội tiêu biểu được liệt kê dưới đây (Theo âm lịch):

Lễ hội Làng Đại Lâm (xã Tam Đa, huyện Yên Phong) được tổ chức vào 24-25-26 tháng giêng, hội có môn bơi bơi chải kỉ niệm chiến thắng Sông Như Nguyệt .

Lễ hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức vào 13 - 15 tháng giêng.

 

Lễ hội làng Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du; được tổ chức vào mồng 10 tháng 2 hàng năm.

Lễ hội làng Kim Chân (làng Tiến sĩ). Được tổ chức vào ngày 26 đến 28 tháng 2.

Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010, và tưởng niệm các vị vua nhà Lý.

Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du) ngày 9- tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương.

Lễ hội Thập Đình (của mười làng thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công (Cao Doãn Công).

Lễ hội Cao Lỗ Vương ngày 10 - tháng 3 ở làng Tiểu Than(làng Dựng) xã Vạn Ninh và làng Đại Than (làng Lớ) ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình.

Lễ hội Chùa Dâu ngày 8 tháng 4.

Lễ hội truyền thống làng Vĩnh Kiều.

Dân gian có câu: “Mùng bảy hội Khám, mùng tám hội Dâu/ Mùng chín đâu đâu cũng về hội Gióng”.

 

Bảo Linh