Lộ hình hài của cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây sau khi phá đá, băng rừng

Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được khởi công từ tháng 9/2020 với tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng. Dự kiến theo kế hoạch, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết sẽ hoàn thành thông xe kỹ thuật vào cuối năm nay. Các đơn vị công đang khẩn trương triển khai các biện pháp đẩy nhanh tiến độ để về đích đúng hẹn.

Dự án Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120 km/giờ, qua địa phận 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai có chiều dài khoảng 99 km. Trong đó đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận có chiều dài hơn 47 km, được chia làm 2 gói thầu xây lắp số 1 và 2. Dự án được khởi công từ tháng 10/2020, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Giai đoạn 1 được xây dựng theo quy mô 4 làn xe với tổng mức đầu tư hơn 12,5 ngàn tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là hơn 7,2 ngàn tỷ đồng. Tổng sản lượng trên toàn tuyến Phan Thiết - Dầu Giây hiện nay đạt hơn 32% kế hoạch và đã thực hiện cấp phối đá dăm gần 20 km. Riêng gói thầu XL01 và XL02 đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Thuận, các nhà thầu thi công đã và đang huy động nhân công, máy móc, thiết bị… để tập trung các mũi thi công cầu, đường và hệ thống thoát nước.

Xẻ núi, phá đá

Hình hài của cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây sau khi phá đá, băng rừng

Gói thầu XL02 qua huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Tân hiện nay sản lượng đạt hơn 30%, đã thực hiện cấp phối đá dăm được khoảng 5 km. Tiến độ thi công được đánh giá là liền mạch với các hạng mục đúc dầm bê tông, nền đường, lên lớp cấp phối đá dăm.... Liên danh nhà thầu đã phối hợp chặt chẽ triển khai thi đồng bộ trên tất cả các mũi thi công trên công trường, tổ chức thi công khoa học, hiệu quả đảm bảo thời gian theo yêu cầu, kế hoạch nhằm bù lại một phần khối lượng bị chậm trễ trước đó. Đây là gói thầu thi công khó khăn nhất trong 4 gói thầu thuộc dự án Phan Thiết - Dầu Giây.

Lộ hình hài của cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Dây sau khi phá đá, băng rừng  - Ảnh 1.

Gói thầu số 2 thuộc dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết do nhà thầu Phương Thành thi công đang gặp nhiều khó khăn do địa hình, địa chất tại gói thầu phức tạp.

Gói thầu số 2 có tổng chiều dài 31,3 km.Theo Ban điều hành cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, giá trị sản lượng thực hiện của dự án tính đến ngày 22/11 đạt trên 77%. Đến giữa tháng 11, các công trình hầm chui dân sinh; công trình cầu đã cơ bản hoàn thành.

Địa chất ở đây toàn bộ là đá granite có màu xanh rất cứng, cao độ từ đỉnh núi phải hạ thấp xuống tới mặt nền của dự án có chiều cao khoảng 50 mét.

Tại đây, nhà thầu đang khẩn trương thi công chạy đua nước rút. Trên công trường cao tốc hàng chục mũi thi công đang ngày đêm tăng 3 ca, 4 kíp để sớm thông tuyến.

Để có thể thi công, các đơn vị thi công bắt buộc phải khoan đá nhồi thuốc mìn vào đá để kích mìn nổ và dùng các máy khoan hiện đại để phá từng tảng đá lớn.

Trao đổi với PV Dân Việt, lãnh đạo Ban quản lý dự án Thăng Long đánh giá: "Đây là gói thầu khó thi công nhất trong 4 gói thầu thuộc dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết". Để có thể thi công, các đơn vị thi công bắt buộc phải khoan đá nhồi thuốc mìn vào đá để kích mìn nổ và dùng các máy khoan hiện đại để phá từng tảng đá lớn.

Để đảm bảo tiến độ, nhà thầu đang dồn sức tăng ca, kíp làm xuyên đêm phấn đấu sớm hoàn thành gói thầu nhằm đảm bảo tiến độ thông xe kỹ thuật cuối tháng 12 này

Trao đổi với PV Dân Việt, anh Trần Bá Luân, phụ trách thi công gói thầu số 2 thuộc nhà thầu Phương Thành cho biết: "Chúng tôi phải dùng những mũi khoan lớn nhất, cứng nhất để khoan vào đá. Sau đó, anh em công nhân chèn thuốc mìn vào những lỗ khoan kích nổ phá dần dần từng lớp đá ra để san gạt lấy nền cho tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.

"Sau khi kích mìn nổ, đơn vị thi công tiếp tục dùng máy xúc để cào lớp đá vừa bị phá vụn đưa lên xe tải để chở đi nơi khác", anh Luân cho hay.

Bên dưới công trường là những phiến đá được phá vỡ có những góc cạnh sắc bén, công nhân đi lại trên công trường phải sử dụng giầy bảo hộ để đảm bảo an toàn.

Đối với đoạn Km30 do trước đây vướng đường điện 500Kv. Đến cuối tháng 10 nhận được mặt bằng nhà thầu mới có thể triển khai công tác nổ mìn, phá đá.

Các trụ điện cao thế đang được di dời, đây cũng là một trong những khó khăn của gói thầu số 2 tại tuyến cao tốc Phan Thiếu - Dầy Dây.

Cao tốc hiện lên giữa rừng xanh

Cao tốc hiện lên giữa rừng xanh

Theo ghi nhận của PV Dân Việt tại gói thầu số  4 do liên danh nhà thầu Tổng công ty Thăng Long - CTCP và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông số 6 với chiều dài 16 km đi qua TP.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đã hiện rõ hình hài tuyến đường.

Các đơn vị thi công đang huy động thêm hàng trăm thiết bị máy móc, nhân lực để tiến hành trải thảm một số đoạn đường đã cơ bản hoàn thành, giải phân cách giữa cao tốc cũng đang được khẩn trương lắp đặt.

Lộ hình hài của cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Dây sau khi phá đá, băng rừng  - Ảnh 7.

Hiện gói thầu số 4 đã đạt gần 70% khối lượng thi công.

Tại vị trí đấu nối với gói thầu số 3 các đơn vị đang khẩn trương san gạt đắp nền dự kiến sang tuần sẽ bắt đầu lu nền phối cấp đá để tiến hành trải thảm nhựa cho tuyến đường này. Liên danh nhà thầu cũng đang tiến hành đắp nền đầu nối cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với cao tốc TP.HCM - Long Thành.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chạy xuyên qua rừng xanh.

Theo đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long, gói thầu số 4 đáp ứng đúng tiến độ đề ra và sẽ kịp để hoàn thành thông xe kỹ thuật trước ngày 31/12/2022. Tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận và các vùng lân cận.

"Khi hoàn thành, hành trình từ TP.HCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết - Mũi Né được rút ngắn một nửa, còn 2 - 2,5 tiếng. Cao tốc sẽ kết nối với sân bay Long Thành", đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long cho hay.

Hình ảnh nút giao cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với cao tốc Long Thành - Dầu Giây đoạn qua địa phận huyện Thống Nhất (Đồng Nai)

Trao đổi với PV Dân Việt, đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết: "Dự án bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 nên tiến độ có phần bị chậm. Cùng với đó, dự án còn bị tác động bởi điều kiện thời tiết mưa nhiều kéo dài và khan hiếm nguồn cung vật liệu".

"Đặc biệt, có những giá vật liệu tăng cao như: Thép tăng từ 30%-40%, ximăng tăng từ 20%-25%; đá xây dựng tăng từ 40%-50%…", đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long cho hay.

Nhiều thiết bị máy móc, nhân lực được huy động chờ sẵn để tiến hành trải thảm, cấp phối đá dăm, lu lèn khi thời tiết thuận lợi trở lại.

Các công nhân đang tích cực làm việc dưới thời tiết oi bức để đưa công trình về đích đúng hạn.

Trên nhiều đoạn đường thuộc gói thầu số 03 và 04, nhà thầu đang lắp đặt dải phân cách. Hiện, các công trình hầm chui dân sinh; công trình cầu, đã hoàn thành 97,05% khối lượng. Các mố, trụ, đúc dầm cầu đã hoàn thành 99,72% khối lượng; lao lắp dầm đã hoàn thành 89,32% khối lượng.

Máy móc được liên danh nhà thầu Tổng công ty Thăng Long - CTCP và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông số 6 huy động để đắp nền đấu nối với gói thầu số 3 thuộc dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.

Lộ hình hài của cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây sau khi phá đá, băng rừng  - Ảnh 16.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nhìn từ trên máy bay.

Tuyến cao tốc này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận và các vùng lân cận. Khi hoàn thành, hành trình từ TP.HCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết - Mũi Né được rút ngắn một nửa, còn 2-2,5 tiếng. Cao tốc sẽ kết nối với sân bay Long Thành.

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết nằm trong 4 tuyến thuộc "Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc phía Đông giai đoạn 2017-2020" cùng với các đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết.


Ngọc Hải - Thế Anh