Thứ hai, 20/05/2024

Nhiều giải pháp thu hút nhà đầu tư phát triển nguồn cung nhà ở xã hội

15/09/2023 4:30 PM (GMT+7)

Hiện nay, nguồn cung nhà giá rẻ, nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu an cư cho người dân tại TP.HCM là còn rất khan hiếm. Nhiều giải pháp như cho phép chủ đầu tư hoán đổi quỹ đất, hỗ trợ về quy hoạch... được đề xuất nhằm tăng nguồn cung loại hình này.

Thời gian qua, nguồn cung nhà ở xã hội, nhà giá rẻ dành cho người lao động tại TP.HCM là vấn đề được cấp thiết, được nhiều người dân quan tâm. Thành phố liên tục gia tăng dân số, người lao động nhưng số lượng nhà ở xã hội xây dựng và đi vào sử dụng lại rất "nhỏ giọt".

Đánh giá của các chuyên gia, để bổ sung nguồn cung nhà ở xã hội, việc thực hiện xã hội hóa là rất cần thiết để khuyến khích và huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp cho biết vẫn gặp khó khăn trong quá trình quỹ đất, quy hoạch.

Trước vấn đề trên, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM cho biết qua rà soát quá trình triển khai các dự án nhà ở xã hội giai đoạn 2016 - 2021, đa số các đồ án quy hoạch phân khu trên địa bàn TP.HCM đã được duyệt hiện nay chưa xác định vị trí, diện tích quỹ đất nhà ở xã hội hoặc chưa cập nhật các dự án nhà ở xã hội.

Việc bắt buộc tất cả các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội là chưa phù hợp với thực tiễn.

Nhiều giải pháp để thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển nguồn cung nhà ở xã hội - Ảnh 1.

Người lao động mong chờ nhà ở giá rẻ. Ảnh: Gia Linh

Để giải quyết hạn chế trên, Sở này đã đề xuất kế hoạch, phương hướng để dành quỹ đất, kêu gọi các chủ đầu tư, các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.

Cụ thể, đơn vị kiến nghị Bộ Xây dựng sớm rà soát sửa đổi bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch cho phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch.

Theo đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM đề xuất nghiên cứu cho phép một chủ đầu tư có nhiều dự án đang được triển khai trên cùng một quận/huyện thì cho phép chủ đầu tư được hoán đổi diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội tập trung vào một dự án. 

Nhiều giải pháp để thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển nguồn cung nhà ở xã hội - Ảnh 3.

Một công trình nhà ở xã hội. Ảnh: Gia Linh

Giải pháp này sẽ tạo điều kiện cho chủ đầu tư kinh doanh, khai thác và vận hành được thuận lợi hoặc có các quy định, giải pháp khác về cơ chế chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích đầu tư vào dự án nhà ở xã hội góp phần nâng cao quỹ nhà ở xã hội phục vụ cho công nhân đối tượng thu nhập thấp.

Sở này đề nghị căn cứ quy định pháp luật về nhà ở và Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế (tại điểm d khoản 4 Điều 4 quy định khi lập danh mục các khu công nghiệp phải dành tối thiểu 2% tổng diện tích của các khu công nghiệp để quy hoạch xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp) để dành quỹ đất.

Kêu gọi các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp bất động sản tham gia đầu tư, phát triển nhà ở công nhân, nhà lưu trú cho công nhân thuê.

Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, giai đoạn 2016 – 2020 là giai đoạn nhà ở xã hội phát triển mạnh mẽ. TP.HCM đã có 19 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn này, cung ứng cho thị trường 1,23 triệu m2 sàn, tương ứng 14.954 căn hộ.

Cụ thể, giai đoạn 2016 – 2020 thành phố có 1 dự án nhà lưu trú công nhân, tổng diện tích sàn xây dựng đạt 51.386 m2, quy mô 756 phòng với 4.600 chỗ ở; 01 kỷ túc xá sinh viên, tổng diện tích sàn xây dựng đạt 4.215 m2, quy mô 423 chỗ ở sinh viên.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Khu vực phía Nam Hà Nội được đánh giá còn nhiều dư địa để phát triển bất động sản. Đặc biệt, với sự phát triển vượt trội về hạ tầng, năm 2024 sẽ là đòn bẩy kích bất động sản khu Nam Hà Nội bứt phá.

Lý do Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay

Lý do Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay

Hoa hậu Ngọc Hân (Đặng Thị Ngọc Hân) được chấp thuận thôi làm Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay để tập trung vào mục tiêu cá nhân khác của cô.

Làn sóng du lịch hè sẽ giúp hàng không 'bận rộn'?

Làn sóng du lịch hè sẽ giúp hàng không 'bận rộn'?

Các hãng hàng không tích cực khai thác các đường bay đến nhiều quốc gia như Singapore, Ấn Độ... để phục vụ nhu cầu hành khách, kích cầu du lịch trong cao điểm hè sắp tới.

VN-Index 'lỗi hẹn' với ngưỡng 1.280

VN-Index 'lỗi hẹn' với ngưỡng 1.280

Dù tâm lý tích cực chiếm ưu thế trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay, VN-Index tăng 4,47 điểm khi thị trường chứng khoán Việt Nam đóng cửa nhưng vẫn chưa chạm đến mốc 1.280 điểm.

Hyundai, Kia được khuyên đầu tư nhiều hơn vào nước nào? Bất ngờ khi nghe tên

Hyundai, Kia được khuyên đầu tư nhiều hơn vào nước nào? Bất ngờ khi nghe tên

Việt Nam được nhắc tới khi Hyundai và Kia phải tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ô tô trong bối cảnh Mỹ đánh thuế rất nặng đối với xe có xuất xứ Trung Quốc.

Việt Nam có hãng với tỷ lệ bay đúng giờ nhất Châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam có hãng với tỷ lệ bay đúng giờ nhất Châu Á - Thái Bình Dương

Với chỉ số chuyến bay hạ cánh đúng giờ là 81,85%, Vietnam Airlines đã vào danh sách top 5 hãng hàng không có tỷ lệ đúng giờ cao nhất Châu Á - Thái Bình Dương.