Hot hot hot:
Thế giới tiếp thị
Nhiều quỹ từ Hàn Quốc muốn đổ tiền vào chứng khoán Việt Nam
Ông Lee Bok-hyun cho biết thông tin trên tại buổi làm việc với Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Việt Nam Vũ Thị Chân Phương trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc của Đoàn công tác Bộ Tài chính và UBCKNN.
Buổi làm việc thu hút hơn 200 đại biểu từ các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và doanh nghiệp Hàn Quốc tham dự, theo thông tin từ website của UBCKNN.
Ông Lee nói Chính phủ nước ông rất khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng đầu tư ra nước ngoài và FSS hoàn toàn hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào các thị trường lân cận cũng như Việt Nam.
Ông nhấn mạnh FSS và Chính phủ Hàn Quốc muốn thị trường vốn của Hàn Quốc và Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để ngày càng phát triển ổn định. FSS sẵn sàng phối hợp với UBCKNN Việt Nam thực hiện các hoạt động hợp tác song phương, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai cơ quan quản lý, giám sát thị trường chứng khoán.
Hiện nay, ba công ty quản lý quỹ và tám công ty chứng khoán đến từ Hàn Quốc đang cung cấp các dịch vụ về chứng khoán tại cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2023 có hai công ty chứng khoán Hàn Quốc nằm trong thị phần môi giới top 10 trong 82 công ty chứng khoán đang hoạt động bình thường ở Việt Nam, theo thông tin từ UBCKNN.
Bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch UBCKNN, nói với ông Lee rằng thị trường vốn Việt Nam những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc. Năm 2001, chỉ có 3 cổ phiếu niêm yết thì đến nay thị trường đã có 1.600 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên 2 sở giao dịch chứng khoán.
Mức vốn hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt 270 tỷ USD, tương đương 63% GDP của Việt Nam. Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán ngày càng đông với khoảng 7,4 triệu tài khoản nhà đầu tư, chiếm 7,2% dân số. Hiện nay, tổ chức xếp hạng quốc tế FTSE Russell đang theo dõi xếp hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Nâng hạng thị trường chứng khoán là một trong những mục tiêu lớn mà Việt Nam đang hướng tới, được xác định tại Đề án "Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" cùng dự thảo Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025.
Mục đích của nâng hạng là giúp thị trường tiếp tục phát triển và thu hút thêm vốn đầu tư và nhà đầu tư cho nền kinh tế.
- Tham khảo thêm