Ở Việt Nam có một giống quả được xem là "đặc sản" từ xa xưa đến nay. Thậm chí, đây còn là một thức trải cây từng được Dương Quý Phi đời Đường cực kỳ yêu thích.
Theo đó, Nam Phương Thảo Mộc Trạng có ghi chép lại vào năm 111 TCN, Hán Vũ Đế (Trung Quốc) đã sai người đem 100 cây vải từ Giao Chỉ tức miền Bắc nước ta để về trồng.
Tuy nhiên không cây nào trong số 100 cây đó sống sót, vì vậy mà từ đó vua Hán bắt Giao chỉ hàng năm phải cống nạp vải.
Đáng nói, Dương Quý Phi đời Đường vô cùng yêu thích ăn vải. Thậm chí, bà còn đặt cho loài quả này tên gọi là phi tử tiếu mang ý nghĩa cười Dương Quý Phi. Vì muốn chiều theo sở thích của Dương Quý Phi nên Đường Huyền Tông thường xuyên bắt Giao Chỉ cống nạp vải, sai người phi ngựa hỏa tốc để vận chuyển loại quả này. Để không bị hư hỏng trên đường đi, quả vải thường được ướp mật hoặc muối để được tươi ngon.
Trái vải được đưa cho Dương Quý Phi thưởng thức là trái vải phương Nam, bao gồm vải của Vũng Lĩnh Nam và Giao Chỉ.
Cổ kim sử văn loại của Chúc Mục đời Tống (960 – 1279) cũng có ghi chép lại việc của vải và long nhãn được Ngụy Văn Đế (220 – 226) xếp vào loại quý lạ của phương Nam, lệnh cho Giao chỉ, Cửu Chân cống nộp hàng năm.
Ở thời xưa, vải được cho là 1 loại quả quý hiếm, chỉ dành cho vua chúa. Loại quả này được khen ngợi trong sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn như sau “mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết”.
Cho đến thời điểm hiện nay, vải thiều Việt Nam luôn có vị trí nhất định trong khẩu vị của người Trung Quốc. Dù Trung Quốc cũng có giống vải thiều riêng, tuy nhiên vải thiều Việt Nam mà trong đó tiêu biểu là vải thiều Thanh Hà và vải thiều Bắc Giang lại có những hương vị đặc trưng như ngọt lịm, thanh mát, có mùi thơm đặc trưng. Vì thế mà đây từlâu đã được xem như là 1 giống quả đặc sản của nước ta.