Thứ hai, 20/05/2024

Siêu cảng Cần Giờ là dự án quan trọng trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

05/05/2024 8:07 AM (GMT+7)

Đến năm 2030, vùng Đông Nam Bộ sẽ tập trung đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng, trong đó có việc đầu tư các tuyến đường sắt kết nối vùng, đường sắt đô thị...

Sáng nay, theo dự kiến, Hội nghị Điều phối vùng Đông Nam Bộ và công bố quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 sẽ tổ chức tại tỉnh Tây Ninh.

Trước đó một ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hàng loạt tuyến cao tốc được xây dựng, mở rộng

Liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng của vùng Đông Nam Bộ , bản quy hoạch nêu rõ cần đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng (đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng cạn…) tạo cơ sở hình thành, phát triển các hành lang, vành đai kinh tế . Nâng cao vai trò của vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, góp phần cải thiện tình trạng tắc nghẽn và giảm chi phí logistics.

Bên cạnh mục tiêu hoàn thành khoảng 850 km đường bộ cao tốc, đến năm 2030, vùng Đông Nam Bộ cũng sẽ được quan tâm, đầu tư các tuyến đường sắt kết nối vùng, đường sắt đô thị, các cảng biển cửa ngõ có chức năng trung chuyển quốc tế , các cảng hàng không, đường thủy nội địa.

Siêu cảng Cần Giờ là dự án quan trọng trong quy hoạch vùng Đông Nam Bộ- Ảnh 1.

Trong đó, xây dựng các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Bắc - Nam phía Tây, Dầu Giây - Liên Khương, Biên Hòa - Vũng Tàu, TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Gò Dầu - Xa Mát, đồng thời mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, TP.HCM - Trung Lương.

Riêng với tuyến TP.HCM - Mộc Bài sẽ nghiên cứu kết nối với tuyến cao tốc của phía Campuchia phù hợp với nhu cầu vận tải.

Vành đai 3, 4 TP.HCM cũng sẽ được khép kín trong giai đoạn này. Nghiên cứu quy hoạch tuyến đường vành đai 5 TP.HCM kết nối các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và kết nối liên vùng với các tỉnh Tây Nguyên.

Tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch đề ra mục tiêu vùng Đông Nam Bộ sẽ đầu tư các đoạn tuyến cao tốc Chơn Thành - Hoa Lư, TP.HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng.

Đáng chú ý về đường sắt , quy hoạch đề ra yêu cầu xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn Nha Trang - TP.HCM; các tuyến đường sắt kết nối cảng biển Biên Hòa - Vũng Tàu, tuyến kết nối liên vùng TP.HCM - Cần Thơ, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành kết nối với cảng hàng không quốc tế Long Thành, tuyến TP.HCM - Lộc Ninh kết nối với Campuchia.

Cạnh đó, xây dựng các tuyến đường sắt đô thị TP.HCM và kéo dài đến các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai; nghiên cứu kéo dài đến Bà Rịa - Vũng Tàu khi điều kiện phù hợp. Nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Mộc Bài (Tây Ninh) - Bàu Bàng (Bình Dương) và các đoạn tuyến kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia hướng ra cảng biển cửa ngõ quốc tế.

“Trong tầm nhìn đến năm 2030, đầu tư các tuyến đường sắt TP.HCM – Tây Ninh, đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên từ Đà Nẵng đến Bình Phước” – quy hoạch nêu rõ.

Xây dựng cảng Cần Giờ thành cảng trung chuyển quốc tế

Về cảng biển, tập trung phát triển khu bến cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép Thị Vải và xây dựng khu bến cảng Cần Giờ thực sự trở thành cảng trung chuyển quốc tế. Đồng thời, phát triển cụm cảng TP.HCM - Bà Rịa - Vũng Tàu có quy mô lớn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng và khu vực phụ cận…

Cũng trong giai đoạn này, ngoài việc xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 thì việc nâng cấp cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng hàng không Côn Đảo, đưa cảng hàng không Biên Hòa vào khai thác lưỡng dụng cũng sẽ được thực hiện. Cạnh đó, nghiên cứu xem xét, đầu tư xây dựng các sân bay lưỡng dụng, sân bay chuyên dùng tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, sân bay tiềm năng tại tỉnh Tây Ninh phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế.

Chính phủ sẽ nghiên cứu mở rộng việc áp dụng một số chính sách như cơ chế đặc thù cho vùng Đông Nam Bộ dựa trên Nghị quyết 98; thực hiện phân cấp, phân quyền cho các địa phương có năng lực; tăng tỷ lệ ngân sách để lại cho TP.HCM; hình thành quỹ phát triển hạ tầng vùng với cơ chế phù hợp để tăng cường huy động nguồn lực đầu tư cho các dự án có tác động thúc đẩy và liên kết vùng.

Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách để đưa TP.HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế; nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip; thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng hạ tầng số cũng như phát triển nhanh nguồn nhân lực số trong vùng…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Bản Quy hoạch Thủ đô đưa ra quan điểm mới về sự phát triển của Nam Hà Nội

Khu vực phía Nam Hà Nội được đánh giá còn nhiều dư địa để phát triển bất động sản. Đặc biệt, với sự phát triển vượt trội về hạ tầng, năm 2024 sẽ là đòn bẩy kích bất động sản khu Nam Hà Nội bứt phá.

Lý do Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay

Lý do Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay

Hoa hậu Ngọc Hân (Đặng Thị Ngọc Hân) được chấp thuận thôi làm Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay để tập trung vào mục tiêu cá nhân khác của cô.

Làn sóng du lịch hè sẽ giúp hàng không 'bận rộn'?

Làn sóng du lịch hè sẽ giúp hàng không 'bận rộn'?

Các hãng hàng không tích cực khai thác các đường bay đến nhiều quốc gia như Singapore, Ấn Độ... để phục vụ nhu cầu hành khách, kích cầu du lịch trong cao điểm hè sắp tới.

VN-Index 'lỗi hẹn' với ngưỡng 1.280

VN-Index 'lỗi hẹn' với ngưỡng 1.280

Dù tâm lý tích cực chiếm ưu thế trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay, VN-Index tăng 4,47 điểm khi thị trường chứng khoán Việt Nam đóng cửa nhưng vẫn chưa chạm đến mốc 1.280 điểm.

Hyundai, Kia được khuyên đầu tư nhiều hơn vào nước nào? Bất ngờ khi nghe tên

Hyundai, Kia được khuyên đầu tư nhiều hơn vào nước nào? Bất ngờ khi nghe tên

Việt Nam được nhắc tới khi Hyundai và Kia phải tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ô tô trong bối cảnh Mỹ đánh thuế rất nặng đối với xe có xuất xứ Trung Quốc.

Việt Nam có hãng với tỷ lệ bay đúng giờ nhất Châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam có hãng với tỷ lệ bay đúng giờ nhất Châu Á - Thái Bình Dương

Với chỉ số chuyến bay hạ cánh đúng giờ là 81,85%, Vietnam Airlines đã vào danh sách top 5 hãng hàng không có tỷ lệ đúng giờ cao nhất Châu Á - Thái Bình Dương.