Hot hot hot:
Thế giới tiếp thị
Tận dụng quỹ đất vành đai 3, vành đai 4 để tăng nguồn cung nhà ở xã hội
Thiếu hụt nguồn cung nhà ở xã hội tại TP.HCM
Nhiều năm qua, việc phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Trong đó, việc thu hút đầu tư, ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư vào nhà ở xã hội, nhưng thực tế không mấy doanh nghiệp quan tâm đối với phân khúc này. Vì thế, phân khúc nhà ở xã hội đang vắng bóng dần trong khi nhu cầu an cư của công nhân, người lao động có thu thập thấp là rất lớn.
Được biết, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030. Riêng tại TP.HCM, Sở Xây dựng thành phố cho biết, trong chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030, địa phương đặt mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà, trong đó có 100.000 căn nhà ở xã hội.
Tại hội thảo "Cơ chế chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM theo quan điểm liên kết vùng" vừa qua, TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, cho rằng khi bàn về nhà ở xã hội, cần xác định rõ giải quyết nhà ở cho ai? Đó là công nhân trong các khu công nghiệp; đó là những người có thu nhập thấp, nhập cư mà không có điều kiện mua nhà.
Có thể thấy, phát triển nhà ở xã hội hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Trong đó, nổi bật là những khó khăn, vướng mắc trong việc thu hút đầu tư trong bối cảnh quỹ đất phát triển nhà ở tại đô thị ngày càng khan hiếm.
Nhiều các chuyên gia nhận định nhu cầu nhà ở xã hội hiện nay là rất lớn những thực tế đáp ứng còn rất khiêm tốn. Trong khi đó, quỹ đất ở dành cho việc nhà ở xã hội ngày càng khan hiếm.
Trong khi đó, heo tính toán của nhóm tác giả Trung tâm mô phỏng và Dự báo kinh tế - xã hội (thuộc Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - HIDS), nhu cầu nhà ở xã hội của TP.HCM sẽ đạt gần 58.000 căn hộ đến năm 2030.
Phát triển nhà ở xã hội "ăn theo" công trình trọng điểm
Các chuyên gia cho rằng, để giải quyết bài toán về nhà ở xã hội trong tương lai, TP.HCM hướng đến các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh… Bởi so với TP.HCM thì các khu vực này hiện vẫn còn nhiều quỹ đất để phát triển loại hình nhà ở này.
PGS.TS Trần Văn Khải, Giảng viên trường Đại học quốc tế Hồng Bàng, gợi ý: "TP.HCM liên kết với các tỉnh lân cận xây dựng nhà ở xã hội với hệ thống giao thông giúp người dân tiếp cận khu trung tâm đô thị hay nhà máy, nơi làm việc, dịch vụ thiết yếu với giá thích hợp, chất lượng môi trường sống đảm bảo".
TS Dư Phước Tân (HIDS), cho rằng có thể khai thác 2.400ha quỹ đất sau khi hoàn thành đường vành đai 3. Riêng TP.HCM có 500ha đất của Nhà nước. Tuy nhiên, khi hoàn thành vành đai 3 thì giá đất cũng tăng lên, nên việc thu hồi đất cũng rất nan giải. Nếu liên kết được nhà đầu tư với quỹ đất thì tiềm năng phát triển xã hội lớn, vấn đề quan trọng là khai thác như thế nào?
Ths Nguyễn Anh Đào, thành viên nhóm tác giả, cho rằng với dự án vành đai 3, vành đai 4 kết nối TP.HCM với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh… sẽ giúp khoảng cách di chuyển giữa các địa phương được thu hẹp. Nhà ở xã hội xây dựng ở các tỉnh lân cận sẽ được bán giá thấp hơn so với TP.HCM.
Ngoài ra, các phương tiện vận chuyển tốc độ cao, nhanh chóng sẽ giúp người dân sinh sống ở trong vùng có thể đến TP.HCM làm việc một cách thuận lợi. Khi khoảng cách không còn là vấn đề phải cân nhắc trong việc lựa chọn nơi cư trú thì việc chuyển nhà ở từ TP.HCM ra các tỉnh trong vùng là xu hướng tất yếu.
Như vậy, để khai thác quỹ đất làm nhà ở xã hội hiệu quả cần phải làm tốt giao thông kết nối. Đặc biệt, các phương tiện vận chuyển lớn như hệ thống đường sắt, xe buýt nhanh BRT và đây là cơ sở để phát triển mô hình TOD (phát triển đô thị với giao thông công cộng), TS Phạm Trần Hải, Phó phòng Quản lý đô thị (thuộc HIDS), bổ sung thêm.
GS.TS Lưu Đức Cường - Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng), cho rằng, cần đưa danh mục phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Bổ sung gói tín dụng cho các chủ đầu tư loại hình nhà ở này. Đồng thời, khi phát triển các khu công nghiệp trong quy hoạch tỉnh, phải tính đến việc bố trí nhà ở cho công nhân và các thiết chế xã hội liên quan...
Khi quy hoạch các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới, mạng lưới các cơ sở đào tạo nhất thiết phải kèm theo quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu như trường học, nhà trẻ, cơ sở khám chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, thể thao... trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội.
Theo các chuyên gia, một trong những định hướng quan trọng đó là phát triển nhà ở xã hội xung quanh khu vực dọc theo điểm kết nối giao thông công cộng trọng điểm như metro số 1, metro số 2, metro 3A.
Thực tế thì việc bất động sản "ăn theo" đường Vành đai 4 đã và đang diễn ra, chỉ là về dự án cụ thể cho nhà ở xã hội vẫn chưa rõ. Như vậy, tương tự Vành đai 3, Vành đai 4 cũng có tiềm năng lớn trong việc dành ra quỹ đất để xây dựng và phát triển các dự án nhà ở xã hội.
Gỡ điểm nghẽn pháp lý, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận vốn tăng nguồn cung nhà ở xã hội
04/11/2022 14:30Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển nhà ở xã hội quan trọng nhất là tháo gỡ cơ chế huy động nguồn lực
06/11/2022 15:36Kế hoạch 1 triệu nhà ở xã hội Bộ Xây dựng đề ra khả thi đến đâu?
08/11/2022 05:40