Hot hot hot:
Thế giới tiếp thị
Bỏ túi hơn 100 triệu đồng mỗi tháng nhờ cho cây vào lồng kính
Bỏ cây vào lồng kính hay còn gọi Terrarium là thuật ngữ chỉ mô hình hệ sinh thái thu nhỏ, mô phỏng môi trường tự nhiên gồm đất, nước, không khí, sỏi, cây trồng, thậm chí có thể có động vật sống bên trong. Tại Việt Nam, thú chơi này mới phổ biến trong một vài năm trở lại đây.
Không cần chăm sóc quá nhiều, một lọ Terrarium có thể sống sót trong nhiều năm, thậm chí vài chục năm. Các loại cây bỏ vào lồng kính phổ biến như rong rêu, sen đá, dương xỉ...
8 năm trước, anh Lập là nhân viên cho một công ty thiết kế nội thất. Khi đó, anh thấy việc trang trí cây xanh trong nhà còn hạn chế. Anh cho biết, hầu hết mọi người trang trí cây nhưng lại thiếu kiến thức về chăm cây.
Anh kể, thông qua mạng xã hội anh biết đến loại hình trồng cây trong lồng kính ở một số nước trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Anh… Từ đó, anh bắt tay nghiên cứu về chúng.
"Loại hình này hay ở chỗ, bỏ cây vào lọ thủy tinh vẫn sống được và mô phỏng được cả một thế giới sinh vật thu nhỏ trong một chiếc lọ", anh cho biết.
Thời gian đầu việc tìm kiếm thông tin về thú chơi này không nhiều. Đa phần anh chỉ quan sát ở nước bạn thông qua video và hình ảnh trên youtube, website rồi tự nghiên cứu ở Việt Nam, có loại cây hay nguyên vật liệu nào tương tự để làm Terrarium.
Một năm đầu thử nghiệm, anh Lập gặp nhiều khó khăn. "Cây bị nấm mốc và chết rất nhiều. Bao nhiêu tiền lương nhận mỗi tháng đều đổ vào đầu tư", anh nói.
Năm 2019, anh Lập dừng việc văn phòng, chuyển sang thiết kế những vườn sinh thái thu nhỏ để thương mại và mở lớp dạy làm Terrarium cho người cùng đam mê. Anh cho biết, đây là đam mê xuất phát từ tình yêu thiên nhiên. "Sau khi nhận thấy không gian xanh xung quanh mình đang dần ít đi, tôi quyết định nghiên cứu và tự tạo ra những hệ sinh thái nhỏ trong lồng kính của riêng mình", anh nói.
Theo anh Lập, terrarium được chia thành hai loại: trồng trong lồng kín hoặc hở. Đối với terrarium hở, việc tưới tắm và chăm sóc như cây cảnh bình thường. Với những bình có rêu, người chơi nên phun sương hàng ngày giữ ẩm, còn những loại ưa khô như sen đá thì 1 tuần chỉ nên tưới 1 - 2 lần.
Đối với terrarium kín thì dễ chăm sóc hơn nhiều, chỉ 4 – 5 tháng, người chơi mới cần mở nắp lọ ra và phun sương một lần. Những hơi nước sẽ đọng lại trong thành bình và sẽ giữ cho cây luôn tươi tốt.
Theo anh Lập, việc tìm kiếm nguyên liệu, nhất là giá thể rất khó vì kênh thông tin về bộ môn này không nhiều. Nguyên liệu cho ra một lọ Terrarium gồm gỗ lũa, đá, các bức tượng nhỏ, sỏi suối, rêu, các loại thực vật nhỏ…
Anh cho biết quy trình làm Terrarium khá đơn giản gồm: chọn bố cục, chọn lọ, chọn hệ thực vật, tiến hành thực hiện bố cục, sau cùng là chăm sóc và quan sát sự sinh trưởng của cây.
"Bước làm lớp sỏi nền rất quan trọng. Bởi chúng sẽ có tác dụng như một khay chứa nước, lượng nước thừa tưới vào sẽ được giữ ở đáy, giúp cây không bị ngập úng, vì lọ thủy tinh khác với chậu trồng cây thông thường là không có lỗ thoát nước", anh Lập chia sẻ.
Chủ cửa hàng cho biết để chơi bộ môn này cần có sự kiện nhẫn. "Vì chăm cây là cả quá trình chứ không phải ngày một ngày hai", anh nói.
Tùy thuộc vào độ khó và kích thước, trung bình một terrarium tùy có thời gian thực hiện khác nhau. Loại nhỏ để thương mại anh Lập mất khoảng một tiếng để hoàn thành, loại phức tạp thì mất vài tuần đến cả tháng.
Giá một lọ Terrarium dao động từ 250.000 đồng đến vài triệu đồng mỗi sản phẩm. Mỗi tháng anh thu về hơn trăm triệu đồng.
Bún Cà Chơi, món độc đáo của người Khmer Nam bộ
15/10/2023 08:41TP.HCM vừa có thêm một trung tâm thương mại mới ở khu Chợ Lớn quận 5
14/10/2023 09:05Lần đầu tiên đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo
15/10/2023 10:18