Hot hot hot:
Thế giới tiếp thị
TP.HCM hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, ứng dụng các giải pháp công nghệ
Theo đó, TP.HCM phấn đấu có tối thiểu 50% DN ngành cơ khí - tự động hóa được tuyên truyền, phổ biến tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND ngày 19/9/2023 quy định về hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM.
Đồng thời tổ chức 3 - 5 khóa đào tạo nguồn nhân lực cho ngành cơ khí - tự động hóa TP; tổ chức 1 - 3 sự kiện xúc tiến thương mại hỗ trợ DN ngành cơ khí - tự động hóa.
Để thực hiện mục tiêu trên, TP.HCM hỗ trợ phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của ngành cơ khí - tự động hóa TP.HCM năm 2024 và các chính sách hỗ trợ phát triển như: Bổ sung, hoàn thiện danh sách DN sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của ngành cơ khí - tự động hóa TPHCM giai đoạn 2021 - 2025 và tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ theo quy định. Tổ chức điều tra, khảo sát DN sản xuất nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của ngành cơ khí - tự động hóa.
Đồng thời phát triển nguồn nhân lực cho ngành cơ khí - tự động hóa. Trong đó, triển khai ít nhất 2 chương trình, kế hoạch hợp tác với các DN nhằm đào tạo nguồn nhân lực bậc cao cho ngành cơ khí - tự động hóa. Lựa chọn, đầu tư nâng cấp ít nhất 1 trường đào tạo nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực giỏi nghề tiếp cận và vận hành máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến.
Mặt khác, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường. Cụ thể, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm cung cấp thông tin và quảng bá các sản phẩm ngành cơ khí - tự động hóa, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của ngành đến các DN và nhà đầu tư. Hỗ trợ các DN của ngành tham gia khảo sát thị trường, các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu, trong đó tập trung hỗ trợ phát triển các DN có sản phẩm được bình chọn Thương hiệu Vàng TP.HCM, DN sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nhằm góp phần gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của ngành.
Cùng với đó, triển khai các giải pháp về kích cầu đầu tư. Trong đó, tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu đầu tư vay vốn và hỗ trợ hồ sơ của các DN ngành cơ khí - tự động hóa tham gia Chương trình hỗ trợ lãi suất thực hiện theo Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND ngày 19/9/2023 quy định về hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được HFIC cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM. Tiếp tục triển khai giải pháp hỗ trợ tín dụng cho DN thông qua Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hỗ trợ phát triển, ứng dụng các giải pháp công nghệ như: Hỗ trợ chuyển giao công nghệ và tư vấn áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý chuyên ngành và các hệ thống tích hợp mới phù hợp. Hỗ trợ DN triển khai áp dụng các công cụ năng suất phù hợp, cải tiến hoạt động đo lường; áp dụng các công cụ quản trị tài sản trí tuệ để bảo vệ và khai thác có hiệu quả các kết quả hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Ngoài ra, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất. Cụ thể, rà soát, ưu tiên bố trí quỹ đất trong khu công nghiệp cho các dự án ngành cơ khí - tự động hóa sử dụng công nghệ cao, đảm bảo các tiêu chí về môi trường. Triển khai Đề án "Định hướng phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045ˮ, trong đó có nội dung chuyển đổi, nâng cấp hoạt động của các khu chế xuất, khu công nghiệp hướng đến hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp sạch, ít thâm dụng lao động, ứng dụng các công nghệ sản xuất hiện đại, giá trị gia tăng cao. Tổ chức kết nối giữa chủ đầu tư khu công nghiệp với các DN ngành cơ khí - tự động hóa.
(Theo thanhuytphcm.vn)
- Tham khảo thêm