Bước sang năm 2021, vẫn còn đó những tổn thất nặng nề chưa thể khắc phục bởi đợt thiên tai dồn dập, khốc liệt cuối năm 2020 trên dải đất miền Trung, cùng với thách thức kép khi đại dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp đặt ra những thách thức mới, nặng nề hơn trong nhiệm vụ tham mưu, quản lý nhà nước chỉ đạo điều hành về phòng chống thiên tai; trong đó, nhiệm vụ thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng đóng vai trò then chốt, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. 

Truyền thông: Yếu tố then chốt góp phần giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2021  - Ảnh 1.

Năm 2021, thiên tai trên thế giới xảy ra tuy không nặng nề như năm 2020 nhưng vẫn diễn ra khốc liệt với khoảng 164 trận thiên tai trên toàn cầu với thiệt hại ước tính khoảng 93 tỷ USD trong đó số trận lũ lụt vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong khu vực, Trung Quốc là quốc gia có số người thiệt hại do lũ lụt lớn nhất, Indonesia là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bão.

Thiên tai năm 2021 tại Việt Nam

Truyền thông: Yếu tố then chốt góp phần giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2021  - Ảnh 2.

2021 cũng là năm nước ta diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng như tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV, đại biểu HĐND các cấp. Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp hơn, việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động xã hội, trong đó ảnh hưởng lớn đến công tác PCTT. Thiên tai xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh sẽ là nguy cơ lớn, gây nên những thách thức kép nặng nề lên các địa phương nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng với các phương án, kịch bản ứng phó phù hợp.

Thông tin truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng được Tổng cục Phòng chống thiên tai xác định là nội dung, giải pháp quan trọng, đi đầu trong phòng chống thiên tai. Mặc dù có nhiều khó khăn trong tình hình thiên tai và dịch bệnh, song được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Ban Chỉ đạo, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị, Tổng cục Phòng chống thiên tai kiêm Văn phòng TT BCĐ Quốc gia về Phòng chống thiên tai và đặc biệt là sự đổi mới, linh hoạt trong lựa chọn hình thức truyền thông giúp công tác thông tin truyền thông về phòng chống thiên tai đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Truyền thông: Yếu tố then chốt góp phần giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2021  - Ảnh 4.

Năm 2021, đánh dấu sự thay đổi lớn trong công tác thông tin truyền thông, chuyển sang giai đoạn mới để phù hợp với trạng thái "bình thường mới" của xã hội hiện nay. Bên cạnh các phương tiện truyền thống, các phương thức tuyên truyền có nhiều cải tiến, việc ứng dụng các trang mạng xã hội, các ứng dụng trên thiết bị thông minh được đẩy mạnh, phát huy được hiệu quả; nâng cao năng lực cho các cấp, người dân, cung cấp kịp thời thông tin về tình hình thiên tai. 

Truyền thông: Yếu tố then chốt góp phần giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2021  - Ảnh 5.

Truyền thông: Yếu tố then chốt góp phần giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2021  - Ảnh 6.

Truyền thông: Yếu tố then chốt góp phần giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2021  - Ảnh 7.

Bên cạnh đó, Tổng cục Phòng chống thiên tai phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí trung ương và địa phương để cung cấp và tiếp nhận thông tin liên quan đến thiên tai được kịp thời, chính xác, hiệu quả. Trong năm đã có hàng trăm bản tin, phóng sự trên các đài VTV1, VTC14; THQH…chuyên đề về PCTT phát vào Chương trình Chào buổi sáng thứ 2 hàng tuần trên VTV1 được cộng đồng đón nhận.

Video: Hướng dẫn trẻ em sơ tán an toàn khi có thảm họa kép

Các hình thức truyền thông được Tổng cục Phòng chống thiên tai đưa vào sử dụng đa dạng, phong phú, linh hoạt trên mọi phương tiện truyền thông để đưa thông tin đến người dân. Chỉ tính riêng 2021, một bộ tài liệu đồ sộ được hoàn thiện với gần 20 cuốn sách, sổ tay, sách hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; hàng loạt ký sự, phóng sự phản ánh lịch sử hào hùng của truyền thống 75 năm công tác PCTT ở Việt Nam, sách Bác Hồ với công tác phòng chống thiên tai, Lịch sử đê điều Việt Nam, 75 năm phòng chống thiên tai - thành tựu và thách thức, tuyển tập gồm 3 tài liệu phòng tránh lũ quét sạt lở đất cho các nhóm đối tượng khác nhau. Các tài liệu này đã tạo được những dấu ấn đặc sắc có hiệu quả sử dụng cao phục vụ nhiệm vụ chuyên môn về phòng chống thiên tai.

Bên cạnh đó, Tổng cục tiếp tục tổ chức nhiều cuộc thi sáng tạo, thu hút sự tham gia đông đảo của cộng đồng như "Sáng tác lời mới về công tác PCTT theo các làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền" thu hút sự tham gia, hưởng ứng với 400 tác phẩm dự thi. Tiếp tục tổ chức Giải báo chí toàn quốc về PCTT lần thứ 2; Gameshow "Đội xung kích phòng chống thiên tai" đã thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả khi phát sóng trên kênh VTV8 tạo ra một sân chơi vui vẻ và bổ ích góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng.

Tổ chức 2 Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc hướng dẫn xây dựng kế hoạch Phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 được tổ chức với sự tham gia của hơn 21.000 cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai ở các cấp tỉnh, huyện, xã trên toàn quốc. 

Năm 2021, Tổng cục đã tham mưu trình chính phủ phê duyệt Đề án 553 nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; ngay lập tức Tổng cục đã tham mưu trình bộ và ban hành các văn bản hướng dẫn địa phương, bộ ngành triển khai thực hiện đề án; Ban hành sổ tay, tài liệu hướng dẫn công tác thông tin truyền thông, quy chế quản lí phát triển mạng xã hội và các tài liệu nguồn phục vụ đào tạo, tập huấn truyền thông khác. 

Truyền thông: Yếu tố then chốt góp phần giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2021  - Ảnh 12.

Thực tế cho thấy, công tác truyền thông về PCTT đã có những tiến bộ vượt bậc, góp phần nâng cao ý thức và hành động PCTT của nhân dân, thể hiện qua những con số về thiệt hại về người và tài sản do thiên tai đã giảm dần qua từng năm. 

Truyền thông: Yếu tố then chốt góp phần giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm 2021  - Ảnh 13.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết: "Những năm qua, công tác thông tin, truyền thông về PCTT đóng vai trò quan trọng, là "cầu nối" để truyền tải những cảnh báo, dự báo cũng như tuyên truyền về các kỹ năng cần thiết trong phòng ngừa, ứng phó với thiên tai cho người dân, đặc biệt là bà con ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số. Thông tin về PCTT được triển khai với đa dạng các hình thức, kết hợp các phương thức truyền thông truyền thống cũng như hiện đại, nhằm tiếp cận rộng hơn với mọi tầng lớp nhân dân".


Việc từng bước hoàn thiện các sản phẩm, đa dạng hóa phương thức truyền thông đã góp phần thực hiện mục tiêu gia tăng sự tiếp cận thông tin và kiến thức cho các cấp chính quyền và người dân, nâng cao năng lực PCTT, góp phần giảm đến tối đa những thiệt hại trong cuộc chiến sinh tồn với thiên tai khắc nghiệt.    

Thực hiện: Phương Nga