Hot hot hot:
Đời sống
Bao sái bàn thờ trước hay sau cúng ông Công ông Táo?
Bao sái bàn thờ trước hay sau cúng ông Công ông Táo?
Theo phong tục truyền thống, bạn nên bao sái bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo. Điều này đảm bảo không gian thờ cúng sạch sẽ, trang nghiêm để đón ông Công ông Táo và các vị thần linh về chứng giám lòng thành của gia đình.
Bao sái bàn thờ (lau dọn bàn thờ) là việc lau dọn bàn thờ, thay nước, thay tro trong bát hương, và làm sạch các vật phẩm thờ cúng. Bao sái nên được thực hiện trước lễ cúng để bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ, giúp gia chủ thể hiện sự tôn kính và lòng thành với các vị thần linh.
Cúng ông Công ông Táo là nghi lễ tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời, báo cáo công việc trong năm qua của gia đình đón Tết Âm lịch năm mới. Khi không gian thờ cúng đã sạch sẽ và trang nghiêm, lễ cúng sẽ trở nên ý nghĩa và trọn vẹn hơn.
Cách bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang đón năm 2025
Cách rút tỉa chân nhang
Xin phép tổ tiên, thần linh
Người thực hiện cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự, đọc văn khấn và thắp nhang xin phép trước khi rút tỉa chân nhang.
Rút tỉa chân nhang
Sau khi xin phép, gia chủ tiến hành rút từng chân nhang, cho tới khi còn số lượng chân nhang đẹp nhất 15, 17, 19. Nếu là người làm ăn lớn thì để lại 25, 27, 29 chân nhang để nối phúc khí cho năm tiếp theo.
Nếu phân định theo các bát hương, thì bát hương thờ cộng đồng gia thần, hay gọi nôm na là thần linh thổ công, giữ lại 15 hoặc 25 chân nhang; bát hương thờ cộng đồng gia tiên giữ lại 17 hoặc 27 chân nhang; bát hương thờ bà cô, ông mãnh giữ lại 19 hoặc 29 chân nhang.
Chân nhang sau khi rút sẽ mang hóa tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây sân vườn nhà, tuyệt đối không vứt vào thùng rác.
Ngoài ra, khi làm nghi thức rút tỉa chân nhang, gia chủ không được làm xê dịch bát hương, không xê dịch bàn thờ. Người thực hiện nên 1 tay giữ bát hương, 1 tay nhẹ nhàng rút chân nhang.
Sau khi thực hiện xong, người thực hiện cần phải thắp hương cẩn cáo với thần linh và các cụ gia tiên.
Cách bao sái bàn thờ
Sau khi chọn khung giờ và ngày hợp tuổi, gia chủ chuẩn bị mâm cúng bao sái bàn thờ (1 đĩa xôi, 1 miếng thịt luộc, 1 đĩa trái cây theo mùa, 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ, 3 chén rượu nhỏ…) và nước ngũ vị hương, rượu đã ngâm gừng.
Nước ngũ vị hương là nước được đun từ 5 loại hương liệu, gồm hồi khô và quế khô là 2 vị cố định kèm thêm 3 trong số những loại lá thơm như: Xả, hương nhu, trầu không, lá bưởi, lá nếp thơm, lá mùi thơm…
Nước ngũ vị hương và rượu gừng pha vào nhau tạo 7 mùi hương là 7 vía của trạch chủ thường là nam nhân trong gia đình.
Tiếp đó, gia chủ đọc văn khấn rồi tiến hành bao sái bàn thờ. Quá trình bao sái phải thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh làm rơi, vỡ đồ cúng.
Văn khấn bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:.........
Hôm nay là ngày ......... tháng ......., con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia các quan để cho sạch sẽ mong chư vị chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Những điều tối kỵ khi bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang
Không được lau dọn, bao sái bát hương của gia tiên trước bát hương thần linh.
Lau dọn bàn thờ phải lau mặt nhật nguyệt của bát hương đầu tiên. Lau bát hương trước rồi mới lau đến các đồ thờ khác.
Khi lau dọn tổng vệ sinh bàn thờ, phòng thờ, tối kị mở toang các cửa của phòng thờ. Ánh nắng, ánh sáng Mặt trời chiếu rọi vào bàn thờ được cho là gây tổn hại linh khí, phạm Dương Quang Sát.
Để phòng hỏa hoạn, nếu gia chủ dùng bàn thờ gỗ thì nên đặt thêm tấm kính trên bề mặt, tránh tàn rụng gây cháy. Tuy nhiên, bạn phải dán đề can mờ để không phản chiếu hình ảnh đồ thờ lên trên mặt kính.
Lau dọn bằng nước sạch và ấm.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo