Bí ẩn khiến người đời day dứt về Gia Cát Lượng: Ngàn năm vẫn chưa có lời giải

Thứ hai, ngày 28/02/2022 08:31 AM (GMT+7)
Rốt cục bí ẩn liên quan đến Gia Cát Lượng là gì?
Bình luận 0

Ở làng Thiên Hưng (Trung Quốc), chỉ cần nhắc đến Gia Cát Lượng họ sẽ đều nói Gia Cát Lượng là người Thiên Hưng. Tuy nhiên, theo các báo cáo gần đây của các phương tiện truyền thông địa phương ở Vận Thành, Sơn Tây, nơi sinh của Gia Cát Lượng là ở một ngôi làng khác.

Gia Cát Lượng có phải sinh ra ở trong hang?

Gia Cát Lượng trong thời Tam Quốc là một nhà chính trị, quân sự và nhà văn rất nổi tiếng. Tương truyền, ông sinh ra và lớn lên ở làng Thiên Hưng, thị trấn Tôn Gia, huyện Lâm Ấp. Cho đến tận bây giờ tại Thiên Hưng vẫn còn lại rất nhiều câu chuyện nổi tiếng và ly kỳ về Gia Cát Lượng.

Bí ẩn khiến người đời day dứt về Gia Cát Lượng: Ngàn năm vẫn chưa có lời giải - Ảnh 1.

Chân dung Gia Cát Lượng. Ảnh: Sohu

Gần đây, nhiều phương tiện truyền thông ở thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Tây cho rằng Gia Cát Lượng sinh ra ở làng Thiên Hưng, huyện Lâm Nghi. Chủ đề "Tranh cãi về quê hương của Gia Cát Lượng" lại một lần nữa thu hút sự chú ý của mọi người.

Nhưng lần này, nơi sinh của Gia Cát Lượng chỉ được đề cập đến là một ngôi làng, thậm chí họ còn nhắc đến một hang động, nơi được cho là ông sinh ra.

Một số phương tiện truyền thông trích dẫn chuyên mục "Tin nóng" của Đài Phát thanh và Truyền hình Vận Thành: "Gia Cát Lượng sinh ra ở Thiên Hưng và lớn lên ở Ngọa Long, điều này được truyền từ đời này sang đời khác. Mãi đến khoảng thời gian cách đây 5 năm, những người tri thức địa phương mới bắt đầu quan tâm đến vấn đề này mới nghiên cứu tất cả tác phẩm, văn bản, tài liệu để tìm ra câu trả lời".

Dựa theo báo cáo của ông Vương Chấn Dân là một giáo sư đã nghỉ hưu của Khoa tiếng Trung của Đại học Vận Thành tại một cuộc phỏng vấn: "Dựa vào các tác phẩm "Sơn Tây thống chí", "Biên niên sử Dung Hà", "Biên niên sử Vận Thành" đều ghi chép Gia Cát Lượng là người Hà Đông, Thiên Hưng. Hơn nữa, mẹ ông đã sinh ra ông trong một nhà hầm, và nơi này vẫn còn tồn tại đến ngày nay... ".

Bí ẩn khiến người đời day dứt về Gia Cát Lượng: Ngàn năm vẫn chưa có lời giải - Ảnh 2.

Ảnh minh họa về nơi Gia Cát Lượng được sinh ra. Ảnh: Sohu

Quê hương của Gia Cát Lương rốt cuộc ở đâu?

"Gia Cát Lượng quê ở đâu?" là câu hỏi có rất nhiều đáp án khác nhau và còn nhiều tranh cãi. Một trong những nguyên nhân lớn do Gia Cát Lượng khi còn sống ông đã đi qua nhiều nơi.

Theo "Tam Quốc chí", Gia Cát Lượng là người ở ở Dương Đô, quận Lang Nha (nay là Huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông).

Mặc dù lịch sử ghi chép phong phú, nhưng cũng có nhiều tư liệu lịch sử bị phá hủy, số còn lại thì ghi chép không rõ ràng, vì vậy đã gây những cuộc tranh cãi về quê hương của Gia Cát Lượng. Ngay từ thời nhà Thanh, đã có ghi chép về những người Tương Dương và Nam Dương tranh cãi về quê hương của Gia Cát Lượng. Cho đến những năm gần đây, các cuộc tranh cãi tương tự vẫn chưa kết thúc.

Tuy nhiên, dù là Tương Dương hay Nam Dương, thì chúng cũng chỉ là nơi ông sinh sống ẩn dật chứ không phải "quê gốc". Do đó, một số nơi ở Sơn Đông cũng đã tham gia cuộc tranh giành nơi nào là "Quê hương của Gia Cát Lượng".

Năm 1985, "Di tích văn hóa Tứ Xuyên" đã xuất bản cuốn "Điều tra về quê hương của Gia Cát Lượng". Bài báo liệt kê một số giả thuyết về quê hương của Gia Cát Lượng phổ biến vào thời điểm đó, bao gồm Nghi Nam, Nghi Thủy, Lâm Nghi đều thuộc thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông ngày nay.

Tuy nhiên, năm đó trong bài không hề nhắc cụ thể tới đến thôn Thiên Hưng, thị trấn Tôn Gia, huyện Lâm Nghi, Vận Thành, Sơn Tây.

Ngoài Gia Cát Lượng thì còn nhiều nhân vật cũng gây tranh cãi về quê hương như: Viêm Đế (Hỏa Đức Vương), Tào Tháo, Tào Tuyết Cần... Rất nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra về vấn đề quê hương của họ.

Trước đó, Giáo sư Vu Canh Triết thuộc Trường Lịch sử và Văn hóa, Đại học Sư phạm Thiểm Tây cũng từng chia sẻ rằng: "Nơi sinh và quê quán của nhiều danh nhân, nhân vật lịch sử "hiện vẫn chưa thể xác định được". Mặc dù nhiều nơi có ý kiến riêng của họ, nhưng không có bằng chứng chắc chắn, đủ thuyết phục cho bên nào nên rất khó để kết luận".

Tương truyền rằng để giải quyết tranh chấp giữa hai nơi, quan phủ Cố Gia Hành ở tổng trấn Nam Dương thời bấy giờ, đã viết một câu đối: "Gia Cát Lượng một lòng hướng về triều đình Thục Hán, không phân biệt đời vua nào cai trị, danh tiếng của ông đều vang danh khắp thiên hạ. Vậy tại sao lại phân biệt Tương Dương và Nam Dương?"

Câu đối này cũng thường được dùng để giáo dục con người, muốn nói rằng con người ta nên nhìn vào những việc lớn, hướng đến mục đích chung không nên cố chấp với những việc nhỏ nhặt, vô nghĩa.

PV (Theo Pháp luật và Bạn đọc)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem