Hot hot hot:
Thế giới tiếp thị
Báo động chỉ số an toàn hàng không giảm mạnh đầu năm 2023
Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 ngày 24/7, Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng đánh giá 6 tháng đầu năm 2023, về chỉ số an toàn tính trên 1.000 chuyến bay so sánh với cùng kỳ năm 2022, các chỉ số có xu hướng giảm: chỉ số sự cố mức C giảm 60%, chỉ số sự cố mức D giảm 35%.
Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Hàng không cho biết các chỉ số quan trọng liên quan an toàn hàng không đều giảm đi trong 6 tháng đầu năm. Vì vậy, việc giám sát sự tuân thủ quy trình, quy định trong hoạt động khai thác, bảo dưỡng tàu bay, cũng như điều hành bay cần phải tiếp tục được giám sát chặt chẽ. Cần có biện pháp chế tài mạnh để giảm thiểu sự cố.
Theo nhà chức trách, hàng không là lĩnh vực cần độ chính xác gần như tuyệt đối và bắt buộc phải đảm bảo an toàn cho hành khách, cũng như những người làm việc trong môi trường này. Chính vì vậy, việc chỉ số an toàn giảm sẽ có nguy cơ tạo nên những phát sinh nguy hiểm, cần phải khắc phục để bảo đảm an toàn các chuyến bay và hành khách.
Trong 6 tháng cuối năm 2023, Cục trưởng đề nghị các đơn vị trong hệ thống phải nỗ lực tối đa đàm phán giữ slot cho các hãng hàng không Việt Nam. Chủ động trao đổi với các nhà chức trách hàng không liên quan đến việc khôi phục các đường bay quốc tế, mở rộng khai thác đến các thị trường quốc tế mới, và đặc biệt là việc khôi phục lại thị trường Trung Quốc.
Phấn đấu chỉ tiêu tổng thị trường vận tải hàng không năm 2023 đạt xấp xỉ 76,3 triệu khách và 1,1 triệu tấn hàng hóa (tăng tương ứng 38% về hành khách nhưng giảm 03% về hàng hóa so với năm 2022 so với cùng thời điểm trước dịch Covid-19 năm 2019, giảm 04% về hành khách và 12% về hàng hóa)...
Các đơn vị rà soát lại toàn bộ các quy trình liên quan đến công tác điều hành bay, quản lý Cảng, khai thác tàu bay nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các vấn đề có khả năng dẫn đến mất an toàn hàng không.
Tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung lĩnh vực hàng không và phát triển các ứng dụng phục vụ chuyển đổi số trong hoạt động nội bộ, quản lý chuyên ngành hướng tới quản lý, điều hành dựa trên dữ liệu số; thúc đẩy xây dựng các ứng dụng đa lĩnh vực như vận tải…
Liên quan đến vấn đề phục hồi của thị trường hàng không, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, thị trường vận chuyển hàng không nội địa 6 tháng qua mặc dù giảm nhẹ so cùng kỳ 2021, tuy nhiên vẫn tăng trên 8% so cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch Covid-19).
Trong khi đó, thị trường vận chuyển hàng không quốc tế đang phục hồi với sự tham gia khai thác trở lại của nhiều hàng hàng không quốc tế tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2022 và bằng 72% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng các tháng 5, 6 đã đạt được gần 80% so cùng kỳ 2019.
Một số thị trường có sự tăng trưởng cao so với trước dịch như Thái Lan, Indonesia, Úc (tăng 10-30% so với năm 2019), thị trường Nhật Bản đã đạt xấp xỉ cùng kỳ 2019, một số thị trường khác như Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Âu đang đang có sự hồi phục nhanh và đặc biệt là thị trường Ấn Độ (thị trường mới) có sự phát triển rất nhanh.
Mặc dù vậy, một số thị trường như Trung Quốc, Hồng Kông, Ma-Cau, Hàn Quốc có tốc độ hồi phục chậm hơn so với tổng thể.
Việt Nam hình thành 33 cảng hàng không, hơn 95% dân số có thể tiếp cận
16/07/2023 13:00Béo phì, ngực lép không được làm nhân viên hàng không?
16/07/2023 19:00Cục Hàng không yêu cầu các đơn vị sẵn sàng ứng phó bão số 1
17/07/2023 06:00