“Cởi trói” để bứt phá nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn TP.HCM

Trần Tinh Anh Thứ ba, ngày 07/05/2024 08:36 AM (GMT+7)
Dù đã tích cực nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhưng thực tế theo đánh giá, kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, TP có thể bứt phá nâng cao hơn nữa tiêu chí thu nhập này.
Bình luận 0
“Cởi trói” để bứt phá nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn TP.HCM- Ảnh 1.

Nông nghiệp ở TP.HCM rất tiềm năng nhưng phải gỡ khó để phát triển và nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. Ảnh: T.Đ

Huyện Củ Chi (TP.HCM) đang xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025. Trong quá trình triển khai, huyện Củ Chi đã ghi nhận bên cạnh những thuận lợi còn nhiều khó khăn trong công tác xây dựng nông thôn mới tại địa bàn.

UBND huyện Củ Chi cho biết, theo kế hoạch thời gian tới, huyện Củ Chi sẽ hình thành vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của huyện và đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, cấp mã vùng trồng và ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến.

Nông nghiệp tại huyện Củ Chi sẽ được định hướng phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị. Huyện tập trung trồng và chăn nuôi những cây - con chủ lực. Đến nay, huyện Củ Chi có khoảng 2.000ha phục vụ sản xuất, trồng trọt hoa màu.

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của ngành nông nghiệp TP.HCM, huyện Củ Chi đã đa dạng hóa các sản phẩm từ nông nghiệp, nâng cao giá trị của nông sản. Tập trung xây dựng các mô hình nông nghiệp để phát triển các sản phẩm đặc trưng, tạo ra những sản phẩm OCOP. Ví dụ như các sản phẩm cây ăn trái, rau củ quả… của Củ Chi có lợi thế cạnh tranh cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Huyện Củ Chi cũng sẽ triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản; chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị của TP. Những chính sách này tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nông sản Củ Chi.

Tuy nhiên, cũng theo UBND huyện Củ Chi, giải pháp hình thành vùng nguyên liệu tập trung đối với sản ghẩm chủ lực của huyện đang gặp khó. Bởi cho đến nay, nội dung chỉ tiêu chưa có hướng dẫn cụ thể của Sở NNPTNTN TP nên huyện đang lúng túng trong việc triển khai thực hiện chỉ tiêu này.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện Củ Chi cũng ghi nhận nhiều hạn chế, như các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chậm đổi mới; công tác dạy nghề cho lao động nông thôn mới chỉ đạt một số kết quả nhất định, chưa bảo đảm yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; hiệu quả ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp chưa cao…

“Cởi trói” để bứt phá nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn TP.HCM- Ảnh 3.

Ngành chăn nuôi bò sữa ở Củ Chi đang gặp khó trong tiêu thụ, ảnh hưởng khá nhiều trong việc xây dựng nông thôn mới của địa phương. Ảnh: T.Đ

Tại huyện Nhà Bè, ông Trần Văn Tấn (chủ trại nấm Nghĩa Nhân, xã Nhơn Đức) phàn nàn về việc không được xây dựng công trình phụ trên đất nông nghiệp để phát triển sản xuất. "Tưởng TP thí điểm cho phép xây dựng công trình phụ trên đất nông nghiệp sẽ mở ra cơ hội cho bà con nông dân, ai dè thí điểm chưa xong lại dừng", ông Tấn than thở.

Theo ông Tấn, làm nông thôn mới thì tiêu chí thu nhập là quan trọng nhất, các địa phương phải lo tìm cách giúp người dân nâng cao thu nhập, nhưng nếu không giải quyết vấn đề xây dựng công trình phụ trên đất nông nghiệp thì chẳng khác nào "trói tay" người dân không thể phát triển sản xuất, không thể nâng cao thu nhập.

TP.HCM đặt ra mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo quy định của Trung ương, giai đoạn 2021-2025, vào năm 2025.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem