HOT HOT HOT:

Cực phẩm nghệ organic của Bắc Kạn "đi tây"

31/12/2020 09:46 GMT+7
Tận dụng lợi thế về tự nhiên, khí hậu mát mẻ, lại có doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm, hướng dẫn quy trình canh tác, không ít nông dân tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đã mạnh dạn trồng nghệ hữu cơ. Cây nghệ tại đây đã trở thành nguồn nông sản sạch để chế biến và xuất khẩu, giúp nông dân có thu nhập ổn định.

Clip: Nông dân Bắc Kạn trồng nghệ xuất ngoại

Cực phẩm nghệ organic của Bắc Kạn "đi tây" - Ảnh 2.

Thu hoạch nghệ organic tại Bắc Kạn. Ảnh: báo Bắc Kạn

Cây nghệ là cây trồng truyền thống được nông dân ở Bắc Kạn trồng từ lâu đời. Trước đây người dân địa phương chỉ dùng để phục vụ gia đình.

Từ sau năm 2010 đến nay, củ nghệ đã bắt đầu trở thành hàng hóa. Sản phẩm nghệ Bắc Kạn đã được các nhà khoa học đem phân tích thành phần và đánh giá rất cao. Song, điểm hạn chế là người nông dân canh tác nghệ không theo quy chuẩn nào.

Để đưa nghệ trở thành một trong những cây chủ lực của tỉnh, từ năm 2018 đến nay, các cấp Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với doanh nghiệp vận động nông dân tham gia các lớp học trồng nghệ theo hướng hữu cơ để nâng cao giá trị sản phẩm này.

Theo đó, các hộ tham dự lớp học trồng nghệ được hướng dẫn trồng theo kỹ thuật, làm luống, luống cách luống bao nhiêu, hàng cách hàng bao nhiêu, lót phân thế nào. Sau đó, làm cỏ bón phân và chờ thu hoạch. Kết thúc khoá học, người dân được hỗ trợ giống, phân bón, đồng thời bao tiêu sản phẩm với mức giá ổn định.

Cũng chính vì lý do đó mà tư duy trồng nghệ của người dân Bắc Kạn đã thay đổi. Các hộ tích cực mở rộng diện tích trồng nghề, áp dụng thành tạo kỹ thuật trồng, chăm sóc được học vào sản xuất. Nhờ đó, năng suất và chất lượng củ nghệ ngày càng tăng cao, đủ điện kiện xuất khẩu đi thị trường Châu Âu và Mỹ…

Cực phẩm nghệ organic của Bắc Kạn "đi tây" - Ảnh 3.

Mô hình nghệ nếp tại Bắc Kạn. Ảnh: báo Bắc Kạn

Được biết, năm 2019, Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn tổ chức khảo sát và mở 4 lớp dạy nghề cho 123 người tại huyện Pác Nặm, Chợ Đồn và thành phố Bắc Kạn. Các lớp dạy nghề chủ yếu trồng nấm; chế biến gừng, nghệ; sử dụng thuốc thú ý trong chăn nuôi.

Cực phẩm nghệ organic của Bắc Kạn "đi tây" - Ảnh 4.

Theo thông tin từ tỉnh Bắc Kạn, từ năm 2010, tỉnh này đã hỗ trợ gần 19.000 lao động nông thôn được học nghề nông nghiệp, trong đó có gần 15.000 lao động được hỗ trợ theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; gần 4.000 lao động được hỗ trợ học nghề theo Quyết định 1600 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

Văn Ngọc