HOT HOT HOT:

Độc đáo bánh mì nướng bằng dung nham theo phong cách Iceland

08/01/2021 09:59 GMT+7
Độc đáo bánh mì nướng bằng dung nham theo phong cách Iceland
Siggi Rafn Hilmarsson là một thợ làm bánh người Iceland sở hữu kỹ thuật vô cùng độc đáo. Anh ta chôn bánh của mình lòng đất, sử dụng nhiệt tự nhiên do suối nước nóng từ núi lửa của Iceland để nướng.

Nướng bánh bằng dung nham theo phong cách Iceland

Tại Laugavautn, thị trấn bé xinh bên hồ nước hiền hòa, chủ của hệ thống nhà tắm hơi Laugavatn Fontana, ông Sigurður Rafn Hilmarsson đã trở thành biểu tượng quốc gia với món bánh mì lúa mạch đen, và còn được gọi bởi những cái tên khác như Bánh mì núi lửa (Bread volcano), Rye bread hay Rúgbrauð. Ông từng làm bánh cho rất nhiều người, trong đó có cả Ngài Tổng thống đương nhiệm Guðni Thorlacius Jóhannesson. Khi ông Hilmarsson được hỏi rằng: “Điều gì khiến món bánh mì của ông trở nên đặc biệt hơn tất cả?” Ông trả lời một cách đầy khiêm tốn: “Nó chỉ là có thêm một chút đường thôi”.

Nướng bánh bằng dung nham theo phong cách Iceland - Ảnh 2.

Bánh mì thung nham. Ảnh: Internet

Mặc dù, hàm lượng đường chính là yếu tố tạo mùi vị và độ chắc của bánh, nhưng tất cả mọi người đều phải thừa nhận rằng điều đặc biệt trong mỗi chiếc Rúgbrauð của Hilmarsson là chính là cách nướng bánh vô cùng đặc biệt – Bánh mì dung nham, được nướng trong lòng đất.

Người Iceland có truyền thống đặt một cục đá lên gồ để người khác hiểu rằng họ đang nướng bánh tại đây. Hilmarsson chia sẻ: “Rất nhiều người vẫn nướng bánh mì bằng cách này ở Laugarvatn. Việc đặt một hòn đá lên trên là truyền thống của chúng tôi, để những người dân xung quanh biết rằng chúng tôi đang nướng bánh tại đây”.

Nướng bánh bằng dung nham theo phong cách Iceland - Ảnh 3.

Chiếc bánh được nướng trong 24h. Ảnh: internet

Khi chiếc nồi được vùi xuống, ông phải đợi khoảng 24 tiếng rồi quay lại để đào lên lấy chiếc bánh mì đã chín. Tuy ngày nay có nhiều người dùng lò nướng hiện đại, ông Hilmarsson vẫn sử dụng phương pháp cũ. “Cách này đã được truyền lại từ bà ngoại tôi tới mẹ và tôi. Đó là những gì chúng tôi vẫn đang áp dụng”.


Lê Phương