HOT HOT HOT:

Độc đáo “tuyệt chiêu” bắt lươn bằng đoạn sắt hình chữ V dưới đáy sông

20/05/2021 18:00 GMT+7
Chỉ với một khúc tre ngắn, đầu gắn một đoạn sắt hình chữ V, cào qua cào lại dưới đáy sông, mỗi ngày người thợ cào ở tỉnh Bình Định bắt được cả trăm con lươn, thu nhập từ 300.000-400.000 đồng.
“Tuyệt chiêu” bắt lươn bằng đoạn sắt hình chữ V dưới đáy sông - Ảnh 1.

Khu vực hạ lưu các nhánh sông Hà Thanh (đoạn thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) là môi trường trú ngụ và sinh sản của loài lươn. Vậy nên, nhiều người dân nơi đây đã bám trụ vào nghề cào lươn để mưu sinh nhiều năm qua.

“Tuyệt chiêu” bắt lươn bằng đoạn sắt hình chữ V dưới đáy sông - Ảnh 2.

Người dân xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước (Bình Định) chia sẻ, lươn có nhiều ở các sông, ao hồ, đầm lầy, ruộng đồng… Đặc biệt, ở hạ lưu các nhánh sông Hà Thanh.

“Tuyệt chiêu” bắt lươn bằng đoạn sắt hình chữ V dưới đáy sông - Ảnh 3.

Lươn có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là lươn cào trong tự nhiên nên không sợ “ế” hàng. Thương lái đến tận nhà mua sỉ với giá bình quân 100.000 đồng/kg, lươn loại to được giá đến 120.000 đồng/kg.

“Tuyệt chiêu” bắt lươn bằng đoạn sắt hình chữ V dưới đáy sông - Ảnh 4.

Dụng cụ để bắt lươn đơn giản chỉ cần một đoạn cây tre một (cây tre nhỏ chắc) dài khoảng 1,5m. Ở đầu gắn một thanh sắt hình chữ V. Thanh sắt này do thợ cào tự chế hoặc thuê thợ rèn làm. Khi cào qua cào lại dưới đáy bùn, lươn sẽ mắc kẹt vào đoạn thanh sắt uốn cong.

“Tuyệt chiêu” bắt lươn bằng đoạn sắt hình chữ V dưới đáy sông - Ảnh 5.

Ông Võ Văn Bốn (65 tuổi, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước) cho biết, từ thời xưa ông bà ông đã dùng cách này để bắt lươn dưới sông, ao hồ kiếm sống. Dụng cụ của người thợ bắt lươn đơn giản chỉ là một đoạn cây tre một (cây tre nhỏ chắc) dài khoảng 1,5m.

“Tuyệt chiêu” bắt lươn bằng đoạn sắt hình chữ V dưới đáy sông - Ảnh 6.

Nhìn thợ cào bắt lươn dưới đáy sông rất đơn giản, song không phải ai cũng dễ dàng làm được công việc này.

“Tuyệt chiêu” bắt lươn bằng đoạn sắt hình chữ V dưới đáy sông - Ảnh 7.

"Có những chỗ nước ngập ngang cổ, nếu không có "ngón nghề" thì khó mà bắt được lươn. Thậm chí, thợ mới vào nghề khi cào ở chỗ nước sâu không cẩn thận còn bị sắt móc cả vào chân", ông Bốn nói.

“Tuyệt chiêu” bắt lươn bằng đoạn sắt hình chữ V dưới đáy sông - Ảnh 8.

Nghề cào lươn làm quanh năm, nhưng thời điểm dân đi cào lươn nhiều bắt đầu từ tháng 9-10. Thời điểm này bắt đầu vào mùa mưa lũ nên chủ các hồ tôm, hồ cá lo thu hoạch sớm vì sợ bị lũ cuốn trôi.

“Tuyệt chiêu” bắt lươn bằng đoạn sắt hình chữ V dưới đáy sông - Ảnh 9.

Nếu gặp may, thợ cào lươn khỏe có thể thu được 5-7kg lươn/ngày, kiếm 500.000-700.000 đồng, còn bình quân kiếm 300.000-400.000 đồng.

“Tuyệt chiêu” bắt lươn bằng đoạn sắt hình chữ V dưới đáy sông - Ảnh 10.

Nông dân ở Bình Định miệt mài sống bằng nghề cào lươn dưới đáy sông, đây là nguồn thu nhập chính, giúp họ di trì cuộc sống và nuôi nấng những đứa con ăn học nên người.


Thăng Bình