Giá dừa tăng cao: Nông dân vui, doanh nghiệp lo
Thời gian gần đây, ở Đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL), nhiều thương lái Trung Quốc lại đi thu gom mua dừa khiến giá dừa tăng mạnh.
Điều này làm nông dân trồng dừa phấn khởi vì lợi nhuận tăng lên, trong khi doanh nghiệp buộc phải tính chuyện chuyển hướng tìm thị trường mới để cạnh tranh được và tồn tại.
Giá tăng cao, nông dân lãi lớn
Những ngày gần đây, giá dừa nguyên liệu tại Tiền Giang, Bến Tre liên tục tăng mạnh, vượt lên mức giá cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Ông Nguyễn Văn Được - thương lái mua dừa tại xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre, cho biết hiện dừa nguyên liệu loại 1 (trọng lượng 0,9 kg/trái lột vỏ trở lên) được thương lái Trung Quốc thu gom với giá 95.000 - 100.000 đồng/chục 12 trái; loại 2 (có trọng lượng 0,7 đến dưới 0,9 kg/trái lột vỏ) có giá 85.000 - 90.000 đồng/chục 12 trái. Mức giá này tăng 10.000 - 15.000 đồng/chục 12 trái so với hồi tháng 5 vừa qua và đây cũng là mức giá cao nhất từ đầu năm đến nay.
Đối với cơm dừa nguyên liệu dùng chế biến cơm dừa nạo sấy xuất khẩu, ông Trần Văn Đức - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (BETRIMEX), cho biết hiện được doanh nghiệp ông mua vào với giá 14.500 đồng/kg, tăng 1.000 - 1.500 đồng/kg so với với mức giá hồi tháng 5.2013.
Theo ông Nguyễn Trường Thịnh - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới (Bến Tre), có 2 nguyên nhân kéo giá dừa tăng mạnh như những ngày qua- thứ nhất là giai đoạn hiện nay (từ nay đến hết tháng 11.2013) dừa đang vào vụ “treo” (vụ nghịch) nên sản lượng giảm mạnh; thứ hai là do thương lái Trung Quốc đẩy mạnh mua vào, kéo giá tăng cao.
“Giá dừa tăng cao do nhiều yếu tố, một phần do thương lái Trung Quốc thu gom, một phần tiêu thụ nội địa cộng với sản lượng dừa năm nay ít, thành ra làm cho giá tăng cao, doanh nghiệp thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu trầm trọng”- ông Trần Văn Đức phân tích.
Dừa nguyên liệu tăng giá, nông dân rất phấn khởi bởi lợi nhuận thu được tăng lên. Theo tính toán của nông dân trồng dừa tại ĐBSCL, hiện mỗi chục dừa bán cho thương lái, sau khi trừ đi các khoản chi phí đầu tư như phân, thuốc, nhân công… bà con còn lãi ít nhất 70%. “Chẳng hạn, với giá bán 100.000 đồng/chục 12 trái (đối với dừa loại 1) như hiện nay, chúng tôi còn lãi ít nhất cũng 70.000 đồng”- ông Nguyễn Văn Quỳnh ở xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang cho biết.
Doanh nghiệp chuyển hướng
Trong bối cảnh đó, ở trong nước, bắt buộc doanh nghiệp phải nâng giá thu mua nguyên liệu để cạnh tranh với thương lái Trung Quốc; còn ở ngoài nước, doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với Indonesia, Malaysia… để giành lấy các hợp đồng xuất khẩu. Điều này khiến các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu cơm dừa nạo sấy và các sản phẩm chế biến từ dừa ở ĐBSCL phải tính đến một phương án kinh doanh khác, đó là ngoài việc giữ lấy những thị trường truyền thống, không ít doanh nghiệp đã tính đến chuyện mở rộng, chuyển hướng sang những thị trường cao cấp hơn để có giá trị kinh tế cao hơn.
Ông Trần Văn Đức của BETRIMEX, cho biết năm nay sản lượng dừa trong nước ít, đầu ra thì sụt giảm cả về giá trị lẫn sức mua do suy thoái kinh tế. “Thành ra ở trong nước, tụi tôi cạnh tranh mua nguyên liệu đầu vào với thương lái Trung Quốc và các đơn vị hoạt động cùng mặt hàng, ngược lại đầu ra phải cạnh tranh với Indonesia, Malaysia- những nước có sản lượng dừa lớn. Tình thế như vậy buộc doanh nghiệp phải linh động hơn trong kinh doanh” - ông Đức cho biết.
Theo ông Đức, hiện doanh nghiệp đang điều chỉnh và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Âu bởi đây là thị trường có giá trị kinh tế cao. Thực hiện được mục tiêu này sẽ bảo đảm được 2 yếu tố là có thể nâng giá mua nguyên liệu cạnh tranh với thương mái Trung Quốc ở trong nước; cạnh tranh được với các đối thủ xuất khẩu khác như Indonesia, Malaysia…
Trong khi đó, ông Nguyễn Trường Thịnh (Công ty TNHH Lương Quới) cho biết ngoài việc mở rộng xuất khẩu sản phẩm cơm dừa nạo sấy vào thị trường Nam Phi, đơn vị này sẽ tiếp tục đàm phán với các đối tác ở Nam Phi để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn, như nước cốt dừa đóng lon, tinh dầu dừa…
Giá tăng cao, nông dân lãi lớn
Những ngày gần đây, giá dừa nguyên liệu tại Tiền Giang, Bến Tre liên tục tăng mạnh, vượt lên mức giá cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Ông Nguyễn Văn Được - thương lái mua dừa tại xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre, cho biết hiện dừa nguyên liệu loại 1 (trọng lượng 0,9 kg/trái lột vỏ trở lên) được thương lái Trung Quốc thu gom với giá 95.000 - 100.000 đồng/chục 12 trái; loại 2 (có trọng lượng 0,7 đến dưới 0,9 kg/trái lột vỏ) có giá 85.000 - 90.000 đồng/chục 12 trái. Mức giá này tăng 10.000 - 15.000 đồng/chục 12 trái so với hồi tháng 5 vừa qua và đây cũng là mức giá cao nhất từ đầu năm đến nay.
Điểm thu mua dừa nguyên liệu tại huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre
Đối với cơm dừa nguyên liệu dùng chế biến cơm dừa nạo sấy xuất khẩu, ông Trần Văn Đức - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (BETRIMEX), cho biết hiện được doanh nghiệp ông mua vào với giá 14.500 đồng/kg, tăng 1.000 - 1.500 đồng/kg so với với mức giá hồi tháng 5.2013.
Theo ông Nguyễn Trường Thịnh - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới (Bến Tre), có 2 nguyên nhân kéo giá dừa tăng mạnh như những ngày qua- thứ nhất là giai đoạn hiện nay (từ nay đến hết tháng 11.2013) dừa đang vào vụ “treo” (vụ nghịch) nên sản lượng giảm mạnh; thứ hai là do thương lái Trung Quốc đẩy mạnh mua vào, kéo giá tăng cao.
“Giá dừa tăng cao do nhiều yếu tố, một phần do thương lái Trung Quốc thu gom, một phần tiêu thụ nội địa cộng với sản lượng dừa năm nay ít, thành ra làm cho giá tăng cao, doanh nghiệp thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu trầm trọng”- ông Trần Văn Đức phân tích.
Dừa nguyên liệu tăng giá, nông dân rất phấn khởi bởi lợi nhuận thu được tăng lên. Theo tính toán của nông dân trồng dừa tại ĐBSCL, hiện mỗi chục dừa bán cho thương lái, sau khi trừ đi các khoản chi phí đầu tư như phân, thuốc, nhân công… bà con còn lãi ít nhất 70%. “Chẳng hạn, với giá bán 100.000 đồng/chục 12 trái (đối với dừa loại 1) như hiện nay, chúng tôi còn lãi ít nhất cũng 70.000 đồng”- ông Nguyễn Văn Quỳnh ở xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang cho biết.
Doanh nghiệp chuyển hướng
Trong bối cảnh đó, ở trong nước, bắt buộc doanh nghiệp phải nâng giá thu mua nguyên liệu để cạnh tranh với thương lái Trung Quốc; còn ở ngoài nước, doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với Indonesia, Malaysia… để giành lấy các hợp đồng xuất khẩu. Điều này khiến các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu cơm dừa nạo sấy và các sản phẩm chế biến từ dừa ở ĐBSCL phải tính đến một phương án kinh doanh khác, đó là ngoài việc giữ lấy những thị trường truyền thống, không ít doanh nghiệp đã tính đến chuyện mở rộng, chuyển hướng sang những thị trường cao cấp hơn để có giá trị kinh tế cao hơn.
Theo ông Nguyễn Trường Thịnh, hiện nay, xuất khẩu cơm dừa nạo sấy vào Nam Phi của công ty đạt khoảng 1.000 - 1.500 tấn sản phẩm/năm, thu về 1,5 - 3 triệu USD, chiếm đến 20% giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty. |
Theo ông Đức, hiện doanh nghiệp đang điều chỉnh và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Âu bởi đây là thị trường có giá trị kinh tế cao. Thực hiện được mục tiêu này sẽ bảo đảm được 2 yếu tố là có thể nâng giá mua nguyên liệu cạnh tranh với thương mái Trung Quốc ở trong nước; cạnh tranh được với các đối thủ xuất khẩu khác như Indonesia, Malaysia…
Trong khi đó, ông Nguyễn Trường Thịnh (Công ty TNHH Lương Quới) cho biết ngoài việc mở rộng xuất khẩu sản phẩm cơm dừa nạo sấy vào thị trường Nam Phi, đơn vị này sẽ tiếp tục đàm phán với các đối tác ở Nam Phi để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn, như nước cốt dừa đóng lon, tinh dầu dừa…