HOT HOT HOT:

Giá phân bón chưa hạ nhiệt, nông dân "vừa làm vừa lo"

02/04/2021 11:25 GMT+7
Tình trạng giá phân bón tăng cao và thiếu hụt nguồn cung cục bộ ở một số khu vực trong những tháng đầu năm khiến không ít bà con nông dân lo ngại cho mùa vụ sản xuất sắp tới.

Giá phân bón vẫn đang ở mức cao

So với cuối năm 2020, giá nhiều loại phân bón trên thế giới đã tăng chóng mặt, từ 35- 45% tùy loại, tùy nhà sản xuất. Trong khi giá phân bón trong nước tăng chậm hơn, một vài sản phẩm tăng từ 13-20%.

Giá phân bón chưa hạ nhiệt, nông dân "vừa làm vừa lo"  - Ảnh 1.

Giá phân bón vẫn chưa hạ nhiệt, nông dân vừa làm vừa lo

Các chuyên gia cho rằng, để giảm bớt chi phí và tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn phân bón nhập khẩu giá đang tăng quá cao, bà con nông dân có thể chủ động thay thế bằng các sản phẩm sẵn có trong nước.

Theo tính toán, sản xuất nông nghiệp trong nước cần khoảng 11 triệu tấn phân bón các loại, trong đó 2 loại DAP và URE chiếm lần lượt gần 10% và 16%. Hiện các nhà máy sản xuất 2 loại này trong nước có thể đáp ứng 60 – 80% nhu cầu. Để bù vào chỗ thiếu hụt, các doanh nghiệp phân bón trong nước cũng đã chủ động đa dạng sản phẩm, đồng thời hạn chế xuất khẩu, tập trung cho sản xuất trong nước.

Clip: Ổn định giá phân bón và nguồn cung trong nước 

Với tổng công suất thiết kế sản xuất phân bón trong nước đạt đến 34 triệu tấn/năm, có thể thấy nguồn cung trong nước hoàn toàn đảm bảo cho nhu cầu sản xuất chỉ ở mức 11 triệu tấn. Thế nhưng trong những tháng đầu năm đã xảy ra tình trạng giá phân bón tăng cao và thiếu hụt nguồn cung ở một số khu vực. Điều nghịch lý này đã được chỉ ra khi các doanh nghiệp sản xuất phân bón hoạt động chưa đến 1/3 công suất.

Tình trạng khan hiếm phân bón cho sản xuất trong nước rất khó xảy ra. Điều cần nhất là việc triển khai các cơ chế, chính sách điều hành, quản lý và bình ổn thị trường phân bón trong nước; khuyến khích tăng cường liên kết để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong nước, cũng như thúc đẩy doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất để cung ứng phân bón ra thị trường.


PV