HOT HOT HOT:

Hàng chục nghìn nông dân được tập huấn, hàng nghìn ứng dụng KHKT được chuyển giao cho vùng nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2020

04/12/2020 08:32 GMT+7
Buổi tọa đàm “Hiệu quả từ chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2016 – 2020 do Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với Trung tâm NC và PT truyền thông KH&CN (Bộ KH&CN) tổ chức chiều ngày 4/12, các chuyên gia đã phân tích rõ hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường mà chương trình đã đạt được trong giai đoạn 2016 – 2020 vừa qua.
Nông thôn miền núi

Tọa đàm “Hiệu quả từ chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2016 – 2020 do Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với Trung tâm NC và PT truyền thông KH&CN (Bộ KH&CN) tổ chức chiều ngày 4/12

 Buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hiệu quả chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2020" do Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học công nghệ )tổ chức có sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp và nhà báo trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Thế Ích - Chánh Văn phòng Chương trình NTMN, PGS.TS Kim Văn Vạn - Trưởng Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp VN (Đại diện đơn vị chuyển giao các TBKT triển khai dự án) và ông Ong Khắc Nở - Chủ nhiệm dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo chuỗi liên kết" tại tỉnh Bắc Giang và Nhà báo Nguyễn Mạnh Trường - báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt điện tử.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Thế Ích – Chánh văn phòng chương trình Nông thôn miền núi (Bộ KH&CN) đã đưa ra nhiều con số ấn tượng là kết quả đạt được của chương trình Nông thôn miền núi trong giai đoạn 2016 – 2020, một trong số đó phải kể đến là 2100 công nghệ và tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao cho vùng nông thôn, miền núi.

Tiến sĩ Nguyễn Thế Ích - Chánh văn phòng chương trình Nông thôn miền núi phát biểu tại buổi tọa đàm.

Cũng trong phát biểu tại buổi tọa đàm Tiến sĩ Nguyễn Thế Ích - Chánh văn phòng chương trình Nông thôn miền núi cũng cho biết: Giai đoạn 2016-2020, đã có 400 dự án (trong đó có 337 dự án Trung ương quản lý, 63 dự án ủy quyền địa phương quản lý) được phê duyệt thực hiện trong khuôn khổ Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025. 

Các dự án đã xây dựng được hàng nghìn mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN, chuyển giao thành công hàng nghìn lượt công nghệ và tiến bộ kỹ thuật phù hợp với từng vùng miền, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, Chương trình đã góp phần đào tạo được 1.800 học viên về phương pháp xác định nội dung dự án triển khai; phương thức tổ chức quản lý, điều hành thực hiện dự án...; tập huấn cho 1.650 học viên về các quy định về tài chính, kế toán, hướng dẫn công tác quản lý và tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện dự án; đào tạo được 3.520 kỹ thuật viên và tập huấn cho hơn 78.000 người dân về công nghệ chuyển giao cho các dự án.

Hơn 2000 công nghệ và tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao cho vùng nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2020 - Ảnh 3.

Tiến sĩ Nguyễn Thế Ích - Chánh văn phòng chương trình Nông thôn miền núi cho rằng chương trình đã đạt được kết quả như mong đợi.

Với những kết quả đã đạt được, Chương trình đã mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể:

Về hiệu quả kinh tế

Hầu hết các dự án đều đưa lại hiệu quả kinh tế trực tiếp một cách rõ rệt cho tổ chức chủ trì và thể hiện ở sự gia tăng doanh thu và lợi nhuận so với trước khi thực hiện dự án hoặc so với đơn vị không thực hiện dự án. Chương trình đã thu hút được hơn 1.800 tỷ đồng kinh phí từ nguồn vốn tự có của tổ chức chủ trì và các nguồn kinh phí khác để phục vụ cho sản xuất.

Nông thôn miền núi

Các dự án đều đưa lại hiệu quả kinh tế trực tiếp một cách rõ rệt cho tổ chức chủ trì và thể hiện ở sự gia tăng doanh thu và lợi nhuận so với trước khi thực hiện dự án hoặc so với đơn vị không thực hiện dự án.

Các dự án được thực hiện thành công đã tạo ra sản phẩm xuất khẩu hay sản phẩm thay thế sản phẩm nhập khẩu. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến tạo ra sản phẩm mới có thể làm thay đổi cơ cấu sản xuất của một đơn vị sản xuất hay của một vùng sản xuất.

Về hiệu quả xã hội

Việc thực hiện các dự án của Chương trình đã mang lại hiệu quả xã hội rất lớn. Các dự án triển khai thu hút được nhiều lao động tham gia sản xuất, nhất là khi các mô hình áp dụng KH&CN được lan tỏa nhân rộng sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới, góp phần đáng kể cho việc giải quyết lao động dôi dư ở nông thôn. Các dự án đã góp phần sản xuất bền vững, bình ổn giá cho người nông dân.

Hơn 2000 công nghệ và tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao cho vùng nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2020 - Ảnh 5.

Các mô hình ứng dụng KH&CN nhanh chóng được nhân rộng, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, chống được việc chuyển dịch lao động tự do từ nông thôn ra thành thị.

Vì thế, các mô hình ứng dụng KH&CN nhanh chóng được nhân rộng, góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, chống được việc chuyển dịch lao động tự do từ nông thôn ra thành thị. Bên cạnh đó, Chương trình đã góp phần nâng cao trình độ nhận thức về sản xuất nông nghiệp theo phương thức công nghiệp với sự hỗ trợ của KH&CN, giúp người dân nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ KH&CN mới trong và ngoài nước.

Thông qua các dự án, đã đào tạo, phát triển được nguồn nhân lực có trình độ ở địa phương. Lực lượng này sẽ là nòng cốt để tiếp tục nhân rộng và phổ cập các kết quả của dự án khi cán bộ chuyển giao công nghệ rút khỏi địa bàn.

Về hiệu quả môi trường

Các dự án đã tận dụng được các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp (rơm rạ, bã mía, mùn cưa…) để sản xuất thành sản phẩm có giá trị sử dụng và trở thành hàng hóa bán ra thị trường. Qua đó, không chỉ doanh nghiệp sản xuất mà cả người dân sẽ có ý thức tận dụng, thu gom để cấp cho dự án, vừa có tác dụng tăng thu nhập, vừa góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường trong nông thôn.

Bên cạnh đó, các dự án sản xuất gạch không nung đã góp phần phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu không nung để thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.

Nông thôn miền núi

Mô hình nuôi tôm được chương trình Nông thôn miền núi chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ.

CHIA SẺ

Các dự án sản xuất rau, quả, chăn nuôi lợn, gia cầm an toàn theo VietGap, an toàn hữu cơ không chỉ giúp tạo ra sản phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng mà còn giúp giảm thiểu một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, các chất hóa học ra môi trường, giảm phát thải từ sản xuất ra môi trường.

Ngoài ra, các dự án xử lý nước, cấp nước sạch, tưới tiết kiệm nước đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước cho những khu vực khí hậu khô hạn…

Phương Nga