Khám phá cách "cực" độc đáo nông dân Điện Biên chăm sóc bưởi sai trĩu trịt, cây nào cũng vài trăm quả
Phân bón Lâm Thao giúp vườn bưởi sai trĩu, nông dân làm giàu
Phân bón Lâm Thao giúp vườn bưởi sai trĩu, nông dân làm giàu
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, bà Ngần nói: Gia đình tôi có gần hơn 1ha đất nông nghiệp, từ năm 2018, hưởng ứng phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, nhà tôi đã chuyển sang trồng bưởi Diễn.
Sau 5 năm vừa trồng và học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, đến nay gia đình tôi có gần 3.000 m2 trồng cây bưởi Diễn và ổi. Nhiều gốc bưởi đã cho thu hoạch ổn định từ năm thứ 3, ổi thì cho thu hoạch đều đều hàng năm. Mỗi năm gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định khoảng 150 triệu đồng, có những năm khí hậu thuận hòa thì hiệu quả cao hơn. Có được kết quả này, một phần quan trọng là nhờ chúng tôi sử dụng phân bón Lâm Thao đúng cách đấy.
Bà Ngần kể: Quá trình gia đình trồng cây ăn quả, chúng tôi thường xuyên được Hội Nông dân các cấp, Trạm Khuyến nông huyện và cán bộ khuyến nông xã quan tâm, tạo điều kiện cho tham gia học các lớp đào tạo nghề kỹ thuật trồng cây ăn quả. Từ đó, chúng tôi biết cách vận dụng hiệu quả kỹ thuật bón phân cho cây trồng, bón loại gì, bón như thế nào trong các giai đoạn phát triển của cây bưởi để đem lại tác dụng tốt nhất.
"Tôi dùng phân NPK-S Lâm Thao cho cây sau khi thu hoạch hết trái. Trong giai đoạn này, cây bưởi cần được bón phân NPK với tỉ lệ đạm và lân nhiều hơn để giúp cây phục hồi dinh dưỡng, đồng thời phát triển bộ rễ mới chuẩn bị nuôi đọt cho đợt trái tiếp theo" - bà Ngân cho biết thêm.
Cũng theo bà Ngân, qua thực tiễn sản xuất, bà nhận thấy chăm sóc bưởi Diễn không hề dễ. Chỉ cần sai sót một chút trong khâu bón phân là bưởi sẽ bị khô, quả không đều, không đạt được độ ngọt vốn có của giống.
"Tuy nhiên, do được tập huấn kỹ thuật từ Hội Nông dân các cấp, trong quá trình chăm sóc tôi đã biết vận dụng phương pháp bón phân NPK-S Lâm Thao đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp, từ đó mang lại được hiệu quả, năng suất cũng như chất lượng" - bà Ngân cho biết thêm.
Bưởi Diễn là cây ăn quả đặc sản có nguồn gốc từ làng Phúc Diễn (Từ Liêm, Hà Nội). Với tiềm năng năng suất cao, chất lượng rất tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng nên giống bưởi Diễn nhanh chóng được nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên trồng với diện tích lớn.
Bón phân Lâm Thao đúng cách, hiệu quả kinh tế cao hơn
Nhờ linh hoạt trong lựa chọn giống và cách chăm sóc tốt; đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, nhất là sử dụng phân bón Lâm Thao đúng, đủ, hợp lý nên bưởi Diễn trồng trên đất Điện Biên cho thu hái quả to, đều, màu sắc đẹp, mọng nước, vị ngọt sắc và tỉ lệ mắc sâu bệnh gây hại thấp. Trung bình 1 gốc bưởi Diễn thu hoạch ở năm thứ 3 khoảng 180 đến 200 quả.
Ông Phạm Hải Dương - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) cho biết: Thanh Xương là xã có thế mạnh về trồng cây ăn quả, rau màu của huyện Điện Biên. Hiện toàn xã có hơn 1.900 hội viên nông dân.
Trong công tác giao ban, kế hoạch, chúng tôi thường xuyên tổ chức cho hội viên tham quan các mô hình sản xuất hiệu quả. Hàng năm Hội Nông dân xã đã mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề giúp hội viên về kỹ thuật trồng, kỹ thuật bón phân, phòng trừ sâu bệnh từ đó giúp nhiều hội viên đưa kiến thức áp dụng vào thực tế sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế.
Về phía Hội Nông dân xã sẽ định hướng cho hội viên chuyển đổi diện tích đất trồng kém hiệu quả sang trồng những giống cây năng xuất, ổn định, áp dụng khoa học kỹ thuật giúp hội viên từng bước vươn lên thoát nghèo.