HOT HOT HOT:

Kỹ thuật nuôi dúi: Cách chọn giống và làm chuồng

13/12/2021 05:30 GMT+7
Kỹ thuật nuôi dúi: Cách chọn giống và làm chuồng
Kỹ thuật nuôi dúi: Cách chọn giống và làm chuồng
Dúi là động vật hoang dã nhưng lại cho thịt thơm ngon, đặc sản nên được thuần hóa, nhân giống và nuôi dưỡng. Trước khi bước vào kỹ thuật nuôi dúi bài bản, người nuôi phải hiểu được một số đặc tính sinh học quan trọng của chúng để có phương án chăn nuôi phù hợp, giảm thiểu rủi ro.

Dúi là loài sống bầy đàn từ 3 - 5 con và mỗi đàn đều có một con đực làm đầu đàn. Bản tính của chúng nhút nhát, tự đào hang và sống trong đó, hầu như không ra khỏi hang, chỉ ra vào ban đêm để tìm thức ăn. Nguồn thức ăn phong phú tùy thuộc vào môi trường sống. Dúi ăn ít, thực tế có nhiều chủ trang trại chăn nuôi thành công đã chia sẻ: "một tuần dúi chỉ cần chăn một vài lần". Song lại mắn đẻ đẻ nhiều, mỗi năm một con cái có thể đẻ được từ 3 - 4 lứa, mỗi lứa khoảng 2 - 5 con. Dúi không có khả năng chịu lạnh, dưới 10 - 12 độ C chúng sẽ bỏ ăn, không hoạt động và chết.

Tuy nhiên đây vẫn là một loại động vật dễ nuôi, ít công chăm sóc, tiêu tốn ít thức ăn nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao.

Kỹ thuật nuôi dúi: Yêu cầu chọn giống 

Với những người nuôi dúi lần đầu tiên thì nên chọn mua dúi nhỏ về nuôi. Bởi dúi nhỏ dễ thích nghi với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho bà con trong việc chăm sóc. Ngoài ra còn giảm thiểu được rủi ro

Lựa chọn địa chỉ uy tín mua giống, cần có giấy chứng nhận kiểm lâm đầy đủ. Nên chọn những con giống có kích thước tương đồng thuận tiện cho việc chăm sóc. Con giống phải khỏe mạnh, lông mượt, không bị dị tật, ăn khỏe, ăn nhiều, lanh lợi, chạy nhảy khỏe trong chuồng nhốt. Ngoài ra, để chọn đực - cái, bà con quan sát bộ phận sinh dục:

Nếu là dúi đực: sẽ có 2 tinh hoàn tương tự như tinh hoàn của chó, không có vú. Nếu là dúi cái: sẽ có 2 hàng vú ở 2 bên sườn giống của của lợn. 

Dúi đực phải có kích thước tương đương hoặc to hơn dúi cái.

Kỹ thuật nuôi dúi: Thiết kế chuồng nuôi

Yêu cầu chung về chuồng nuôi dúi

- Chuồng nuôi dúi phải kiên cố và vững chắc hạn chế ánh sáng chiếu trong ngày vì chúng không thích ánh sáng và thường hoạt động nhiều về đêm. Bà con có thể làm chuồng nuôi kiểu nửa sáng nửa tối.

- Chuồng phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không bị mưa tạt

- Thiết kế chuồng nuôi dúi cần chọn vị trí yên tĩnh, không bị các loài động vật khác (chó, mèo, chuột, rắn…) gây hại

- Nền chuồng láng xi măng thuận tiện cho việc vệ sinh. Nền có độ dốc 1 - 2%, dày từ 8 - 10cm để chúng không đào hang.

- Mái chuồng lợp bằng lá thì sẽ mát hơn cho đàn dúi.

- Ngoài ra, xung quanh chuồng nuôi nên quây lưới thép B40 để bảo vệ dúi, đề phòng trộm cắp.

- Ngoài ra, bà con cũng có thể làm hang nhân tạo cho dúi.

Đối với chuồng nuôi dúi sinh sản 

Bà con chia chuồng nuôi thành từng ô 50cm chiều ngang, 80 - 100cm chiều dài, 70cm chiều cao cho 1 con dúi sinh sản. Chuồng nuôi phải có nắp đậy, bên trong chuồng có ống cống đường kính 20cm, số ống tương đương với số dúi.

Còn với chuồng nuôi dúi thương phẩm 

Xây chuồng nuôi thành từng ô có nắp đậy, diện tích mỗi ô (ngang x dài x cao): 1 x 2 x 7 (m) đảm bảo nuôi được từ 15 - 20 con

Ngoài ra bà con cũng có thể tham khảo làm chuồng kiểu giống tủ thuốc bắc. Có thể sử dụng gỗ hoặc viên gạch vuông để xây. 

Kiểu chuồng này thích hợp với không gian diện tích nhỏ hẹp. Nhiều người khi mới bắt đầu cũng làm kiểu chuồng này để nuôi thử, sau khi thấy phù hợp thì mới xây chuồng  nuôi quy mô lớn. 

Ưu điểm của kiểu chuồng tủ thuốc bắc là dễ dọn dẹp vệ sinh. Tuy nhiên nhược điểm là đòi hỏi kỹ thuật làm chuồng tỉ mỉ, khá tốn thời gian. 

Hãy theo dõi chuyên mục Thông tin khuyến nông hằng ngày trên trang web Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, kênh Youtube: Trồng cây gì - Nuôi con gì để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin hãy gửi về Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: khuyennongdanviet@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0862218551

THDV