Lá thư của Sê-Lốc Hôm gửi về từ Việt Nam
Anh Oắc-xơn yêu quý của tôi, Từ ngày sang Việt Nam, tôi thấy trình độ thám tử của mình còn non kém lắm! Phương pháp suy luận của tôi đối với xứ này nhiều lần bị sai bét.
Sáng nay thôi, tôi vừa tiếp một người đàn ông. Chuyện tình cảm của ông ta không có gì rắc rối, rẹc rẹc 30 giây là xong. Nhưng tôi lại sai lầm khi thử thách về bản thân ông ta. Lúc đó là 9 giờ sáng, tôi đang nhìn qua cửa sổ cảnh một người đi đường chửi toáng lên vì bị một chậu nước rửa bát đổ từ trên tầng 4 xuống đầu, thì có tiếng gõ cửa:
- Xin lỗi! Tôi muốn gặp ông Sê-lốc Hôm!
- Tôi đây, xin mời ông ngồi, thưa ông Nằm!
- Sao thám tử đoán tôi tên Nằm?
- Quan sát nhanh là thói quen của tôi, trên bìa cuốn sổ tay ông cầm có ghi rõ tên ông là Tạ Văn Nằm.
- Ồ, tôi tên Nam, nhưng mấy em tiếp viên ở nhà hàng đã nghịch ngợm lấy bút viết thêm vào, vì các em thấy tôi thích hát Karaoke ở tư thế... nằm.
- À, ra thế! Hẳn ông rất vội đến đây, vì tôi thấy ông cạo râu được một bên.
- Việc này thám tử cũng... hơi bị nhầm. Số là tôi cạo râu bằng bàn cạo điện, sáng nay tôi đang cạo dở thì bị mất điện đột ngột cho nên một bên nhẵn nhụi còn một bên kia rậm rì mà tôi vẫn phải bắt xe buýt đến chỗ ông là vì thế.
- Hừm, nhưng nếu tôi nói ông rất ít đi xe buýt thì chắc là không sai? Vì tôi thấy ông không có thói quen giữ vé trong tay.
- Ấy, khi nãy tôi chuẩn bị xuống xe thì phụ xe đã xin cái vé để quay vòng cho khách khác lấy tiền bỏ túi riêng rồi!
Anh Oắc-xơn ạ, lúc đó tôi bối rối vô cùng, nhưng vẫn cố vớt vát:
- Thời gian gần đây ông bị sa sút về kinh tế?
- Ồ, ngược lại. Nhưng... vì sao mà ông đoán thế?
- Vì tôi thấy ông đi một đôi giày tồi, còn mới mà gót trái đã mòn vẹt trong khi gót phải vẫn còn nguyên vẹn!
- Hà, hà... Đó là do thành phố thường xuyên có nạn kẹt xe. Những lúc như vậy tôi thường phải đặt chân xuống mặt đường rồi rà rà theo dòng người nên gót của giày trái bị mòn nhanh.
- Chà, - Tôi vã mồ hôi - Thế có phải ông là người rất coi thường sức khoẻ? Sở dĩ tôi nói như vậy vì dạo nay ngày nào trời cũng có nắng to mà ông ra đường không đội mũ.
- Ối giời, có đấy chứ! Nhưng lúc đi bộ ra bến xe buýt bị mấy đứa thanh niên mất dạy đi xe máy cướp mất rồi!
Chao ôi, bác sĩ Oắc-xơn của tôi ơi, chắc là anh tưởng tượng ra khuôn mặt của tôi lúc đó như thế nào rồi, nó dài bằng cái bơm ở mấy chỗ "Vá 9 xe đạp xe máy" vẫn đặt ở lòng đường thành phố này vậy. Nhưng bản lĩnh đã giúp tôi lấy tự tin trở lại, tôi hỏi vấn đề ông ta cần tư vấn để khỏi phải đoán... sai thêm nữa.
Có lẽ từ hôm nay tôi phải đóng cửa không tiếp khách, để nghiên cứu thêm về con người ở đất nước kỳ lạ này, rồi mới tiếp tục hành nghề được. Chẳng hạn tôi đang tìm hiểu xem một số sinh viên Việt Nam rất căm thù... thời gian, đến nỗi họ luôn giết thời gian bằng cà phê, ruợu bia, thậm chí một cốc trà đá là có thể ngồi trầm ngâm hàng giờ đồng hồ trong căng-tin để suy nghĩ... không cụ thể về điều gì cả!?
Khi nào có gì mới tôi sẽ meo cho anh. Chúc anh mạnh khoẻ!
Bạn của anh: Sê-Lốc Hôm!
Sáng nay thôi, tôi vừa tiếp một người đàn ông. Chuyện tình cảm của ông ta không có gì rắc rối, rẹc rẹc 30 giây là xong. Nhưng tôi lại sai lầm khi thử thách về bản thân ông ta. Lúc đó là 9 giờ sáng, tôi đang nhìn qua cửa sổ cảnh một người đi đường chửi toáng lên vì bị một chậu nước rửa bát đổ từ trên tầng 4 xuống đầu, thì có tiếng gõ cửa:
- Xin lỗi! Tôi muốn gặp ông Sê-lốc Hôm!
- Tôi đây, xin mời ông ngồi, thưa ông Nằm!
- Sao thám tử đoán tôi tên Nằm?
- Quan sát nhanh là thói quen của tôi, trên bìa cuốn sổ tay ông cầm có ghi rõ tên ông là Tạ Văn Nằm.
- Ồ, tôi tên Nam, nhưng mấy em tiếp viên ở nhà hàng đã nghịch ngợm lấy bút viết thêm vào, vì các em thấy tôi thích hát Karaoke ở tư thế... nằm.
- À, ra thế! Hẳn ông rất vội đến đây, vì tôi thấy ông cạo râu được một bên.
- Việc này thám tử cũng... hơi bị nhầm. Số là tôi cạo râu bằng bàn cạo điện, sáng nay tôi đang cạo dở thì bị mất điện đột ngột cho nên một bên nhẵn nhụi còn một bên kia rậm rì mà tôi vẫn phải bắt xe buýt đến chỗ ông là vì thế.
- Hừm, nhưng nếu tôi nói ông rất ít đi xe buýt thì chắc là không sai? Vì tôi thấy ông không có thói quen giữ vé trong tay.
- Ấy, khi nãy tôi chuẩn bị xuống xe thì phụ xe đã xin cái vé để quay vòng cho khách khác lấy tiền bỏ túi riêng rồi!
Anh Oắc-xơn ạ, lúc đó tôi bối rối vô cùng, nhưng vẫn cố vớt vát:
- Thời gian gần đây ông bị sa sút về kinh tế?
- Ồ, ngược lại. Nhưng... vì sao mà ông đoán thế?
- Vì tôi thấy ông đi một đôi giày tồi, còn mới mà gót trái đã mòn vẹt trong khi gót phải vẫn còn nguyên vẹn!
- Hà, hà... Đó là do thành phố thường xuyên có nạn kẹt xe. Những lúc như vậy tôi thường phải đặt chân xuống mặt đường rồi rà rà theo dòng người nên gót của giày trái bị mòn nhanh.
- Chà, - Tôi vã mồ hôi - Thế có phải ông là người rất coi thường sức khoẻ? Sở dĩ tôi nói như vậy vì dạo nay ngày nào trời cũng có nắng to mà ông ra đường không đội mũ.
- Ối giời, có đấy chứ! Nhưng lúc đi bộ ra bến xe buýt bị mấy đứa thanh niên mất dạy đi xe máy cướp mất rồi!
Chao ôi, bác sĩ Oắc-xơn của tôi ơi, chắc là anh tưởng tượng ra khuôn mặt của tôi lúc đó như thế nào rồi, nó dài bằng cái bơm ở mấy chỗ "Vá 9 xe đạp xe máy" vẫn đặt ở lòng đường thành phố này vậy. Nhưng bản lĩnh đã giúp tôi lấy tự tin trở lại, tôi hỏi vấn đề ông ta cần tư vấn để khỏi phải đoán... sai thêm nữa.
Có lẽ từ hôm nay tôi phải đóng cửa không tiếp khách, để nghiên cứu thêm về con người ở đất nước kỳ lạ này, rồi mới tiếp tục hành nghề được. Chẳng hạn tôi đang tìm hiểu xem một số sinh viên Việt Nam rất căm thù... thời gian, đến nỗi họ luôn giết thời gian bằng cà phê, ruợu bia, thậm chí một cốc trà đá là có thể ngồi trầm ngâm hàng giờ đồng hồ trong căng-tin để suy nghĩ... không cụ thể về điều gì cả!?
Khi nào có gì mới tôi sẽ meo cho anh. Chúc anh mạnh khoẻ!
Bạn của anh: Sê-Lốc Hôm!