HOT HOT HOT:

Làng Cười Du lịch Cà Mau

04/09/2018 14:46 GMT+7

Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Bạc Liêu và biển Đông, phía nam giáp biển Đông và phía tây giáp vịnh Thái Lan. Trước 1975, tỉnh có tên là An Xuyên.

 

Địa lý tự nhiên

• Diện tích: 5.211 km²
• Diện tích rừng: 100.600 ha
• Diện tích ruộng lúa: 130.513 ha
• Diện tích cây công nghiệp: 33.591 ha
• Diện tích vườn: 8.334 ha
• Diện tích nuôi thủy sản: 204.381 ha
• Bờ biển: Bờ tây giáp vịnh Thái Lan dài 145 km; bờ phía đông giáp biển Đông dài 104 km.

Sông ngòi

Hệ thống sông rạch chủ yếu
• Sông Bảy Háp đổ ra biển Tây dài hơn 50 km
• Sông Cửa Lớn dài 58 km
• Sông Ông Đốc dài hơn 60 km
• Sông Cái Tàu dài 43 km
• Sông Trẹm từ Cái Tàu đổ về Kiên Giang dài 36 km
• Sông Đầm Cùng dài khoảng 36 km
• Sông Bạch Ngưu chảy qua địa phận Cà Mau 30 km
• Sông Gành Hào dài 45 km từ trung tâm TP CM đổ ra biển Đông.
Ngoài ra, còn nhiều sông, rạch nối các hệ thống sông trên.

Dân số, lao động

Dân số

Tổng số: 1.205.108 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009). Mật độ dân số trung bình của tỉnh Cà Mau là 232 người/km² trong đó: tỷ lệ nữ giới chiếm 50,9% dân số. Tốc độ tăng dân số trung bình 1,6%/năm.
Khu vực thành thị: 20% dân số; khu vực nông thôn: 80% dân số.

Dân tộc

Có 20 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn, gồm người Kinh chiếm 97,16%, người Khơ Me chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộc ít người khác.

Lao động

Số người trong độ tuổi lao động là 730.000 người, chiếm 60% dân số; trong đó lực lượng lao động hoạt động trong nền kinh tế có 610.000 người, chiếm 50,83% dân số và chiếm 83,56% lao động trong độ tuổi. Lao động giản đơn chiếm 82% lực lượng lao động.

Các đơn vị hành chính

Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố và 8 huyện:
• Thành phố Cà Mau
• Huyện Đầm Dơi
• Huyện Ngọc Hiển
• Huyện Cái Nước
• Huyện Trần Văn Thời
• Huyện U Minh
• Huyện Thới Bình
• Huyện Năm Căn
• Huyện Phú Tân
Tổng số thị trấn, xã, phường: 99, trong đó có 10 phường, 8 thị trấn và 81 xã.

Lịch sử

Để ổn định về hành chính trong việc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chia Nam Kỳ thành 20 tỉnh. Lúc bấy giờ, Cà Mau là vùng đất thuộc Rạch Giá của tỉnh Bạc Liêu.
Ngày 9/3/1956 chính quyền Sài Gòn lấy quận Cà Mau, quận Quảng Xuyên và 4 xã của quận Giá Rai: Định Thành, Hoà Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây lập thành tỉnh Cà Mau.
Ngày 22/10/1956, tỉnh Cà Mau được đổi tên thành tỉnh An Xuyên. Đến năm 1976, sau khi có quyết định hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam thì tỉnh Cà Mau cùng với Bạc Liêu trở thành tỉnh Minh Hải.
Tháng 2 năm 1976 tỉnh An Xuyên và một phần tỉnh Bạc Liêu (do Việt Nam Cộng Hòa lập ra) hợp nhất thành tỉnh Minh Hải.
Những năm sau đóNgày 11/7/1977, Hội đồng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Quyết định giải thể huyện Châu Thành. Các xã của huyện này được nhập vào các huyện Giá Rai, Trần Văn Thời và Thới Bình.
Ngày 29/12/1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định lập thêm 6 huyện mới: Phước Long, Cà Mau, U Minh, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn. Số huyện trong tỉnh tăng lên 12 huyện.
Ngày 30/8/1983, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định giải thể huyện Cà Mau, các xã của huyện này được sáp nhập vào thị xã Cà Mau và các huyện Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước, tỉnh Cà Mau còn lại 2 thị xã và 11 huyện.
Đến năm 1984, thị xã Minh Hải được đổi tên thành thị xã Bạc Liêu và chuyển tỉnh lỵ Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau. Lúc bấy giờ, Minh Hải có 2 thị xã (thị xã Cà Mau, thị xã Bạc Liêu) và 9 huyện.
Ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chính phủ đã phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra làm 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Đến ngày 14/4/1999 Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định thành lập thành phố Cà Mau trực thuộc tỉnh Cà Mau.
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa tỉnh Cà Mau mang tên An Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Quản Long. Dân số tính đến năm 1971 là 279.1131 người.
Từ năm 1997, Minh Hải được tách thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, theo Quyết định của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 ngày 6/11/1996. Khi đó tỉnh Cà Mau mới chỉ có tổng cộng 6 huyện: Thới Bình, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Cái Nước, Hồng Dân và U Minh.[2]

Giao thông

• Đường bộ: quốc lộ 1A và quốc lộ 63 cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng.
• Đường thủy: Cà Mau có các sông lớn như: sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh.
• Đường không: đường bay từ sân bay Cà Mau đi Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng và nâng cấp, rút ngắn thời gian đi lại giữa Cà Mau, các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu cầu và điều kiện có thể khôi phục và đưa vào sử dụng.
• Cảng biển: Cà Mau có cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia... Hiện nay, năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 10.000 tấn/năm.

Bưu chính viễn thông

Cà Mau có tổng đài đài vi ba số, dung lượng lớn và tổng đài điện tử kỹ thuật số ở các huyện, đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và thế giới, bình quân 100 dân có 4,5 máy điện thoại[3].

Kinh tế
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 11,52% (năm 2009) GDP đạt 19.150 tỷ đồng
• GDP đầu người 17,000 triệu đồng (năm 2009)tương đương 1.020 USD
• Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2009 còn 8,15%; tỷ lệ nhân dân sử dụng điện: 91% (năm 2009)
• Kim ngạch xuất khẩu 750 triệu USD (năm 2009)
• Sản lượng thủy sản: 390.000 tấn (năm 2009) đạt 720 triệu USD.
• Sản lượng lúa: 390.000 tấn (năm 2006)
• Đàn gia súc: 211.184 con (năm 2001).

Các khu công nghiệp và chế xuất

Cà Mau đang xây dựng tổ hợp công nghiệp khí – điện – đạm có tổng số vốn dự kiến trong giai đoạn 1 lên đến 2,5 tỉ USD. Tổ hợp công nghiệp này gồm một đường ống dẫn khí dài 298 km trên biển và 43 km trên bờ nối từ mỏ PM–3(thuộc vùng chồng lấn ( tiếng Anh: overlapping area) Việt Nam và Malaysia) có công suất vận chuyển 2 tỷ m³ khí/năm vào khu nhà máy; hai nhà máy điện có tổng công suất 1500 MW và một nhà máy phân đạm với công suất 800.000 tấn/năm.

Giáo dục - Y tế

Ngành giáo dục đào tạo của tỉnh Cà Mau những năm gần đây đã có bước phát triển đáng kể. Số lượng học sinh các ngành học, cấp học đều tăng, nhất là bậc trung học và loại hình giáo dục thường xuyên.
Cà Mau có 9 bệnh viện, 17 phòng khám đa khoa khu vực. Công tác truyền thông, giáo dục và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân thực hiện khá tốt. Tỉnh đã trang bị thêm một số thiết bị y tế hiện đại cho các bệnh viện, trung tâm y tế và trạm y tế xã.

Văn hóa

Văn học nghệ thuật
Trong tháng 4 năm 2006, nổi lên trong văn đàn trong nước cuộc tranh luận, hay đúng hơn là chuyện bạn đọc chia sẻ những khó khăn chính quyền áp đặt lên nữ văn sĩ Nguyễn Ngọc Tư sau khi truyện Cánh đồng bất tận của chị được xuất bản và phổ biến rộng rãi. Ca nhạc dân gian có ca cổ, cải lương,...

Cà Mau trong thơ ca

Cà Mau là xứ quê mùa
Muỗi bằng gà mái, cọp tùa[4] bằng trâu
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trong rừng cọp um.

Những đặc sản Cà Mau

• Mắm lóc U Minh.
• Ba khía Rạch Gốc (Ngọn Hiển).
• Sò huyết Bãi Bồi (Ngọn Hiển).
• Tôm khô Bãi Háp (Năm Căn)...

Di tích

• Di tích cấp quốc gia:
- Đình Tân Hưng.
- Hồng Anh Thư Quán.
- Biệt khu Hải Yến Bình Hưng (của Nguyễn Lạc Hóa).
• Di tích cấp tỉnh:
- Nhà Dây thép
- Đền thờ Bác Hồ xã Trí Phải
- Đền thờ Bác Hồ xã Viên An
- Đền thờ Bác Hồ thị trấn Cái Nước

Những người Cà Mau nổi bật

Cà Mau là quê hương của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thiện Nhân, Huỳnh Đảm, Nguyễn Ngọc Tư, Bác Ba Phi, Trần Văn Thời, Phan Ngọc Hiển, Việt Thảo, Lê Vũ Cầu, Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Cao Văn Phường.

(Dân Việt)