Làng Cười Du lịch Cao Bằng

04/09/2018 14:49 GMT+7
Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Phía bắc và phía đông giáp các địa cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của Quảng Tây (Trung Quốc).


 
Địa lý
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 322 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc- Nam là 80 km, từ 23007'12" - 22021'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều đông- tây là 170 km, từ 105016'15" - 106050'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang). Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km2, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.

Dân số

Dân số toàn tỉnh là 510.884 người (theo điều tra dân số ngày 01/10/2009).

Lịch sử

Tỉnh Cao Bằng cùng với tỉnh Lạng Sơn thời nhà Lý-nhà Trần được gọi là châu Quảng Nguyên. Vùng đất này (Lạng Sơn + Cao Bằng) chính thức phụ thuộc vào Đại Việt từ năm 1039, đời vua Lý Thái Tông, sau khi đánh đuổi được Nùng Trí Cao.

Hành chính

Tỉnh Cao Bằng bao gồm 1 thị xã và 12 huyện:
• Thị xã Cao Bằng
• Các huyện:
1. Huyện Bảo Lạc
2. Huyện Bảo Lâm
3. Huyện Hạ Lang
4. Huyện Hà Quảng
5. Huyện Hòa An
6. Huyện Nguyên Bình
7. Huyện Phục Hòa
8. Huyện Quảng Uyên
9. Huyện Thạch An
10. Huyện Thông Nông
11. Huyện Trà Lĩnh
12. Huyện Trùng Khánh

Lịch sử

• Năm 1950, tỉnh Cao Bằng có 10 huyện: Bảo Lạc, Hạ Lang, Hòa An, Nguyên Bình, Phú Thạch, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An, Trấn Biên, Trùng Khánh.
• Năm 1958, huyện Trấn Biên đổi tên thành huyện Trà Lĩnh.
• Năm 1963, thành lập thị trấn Tĩnh Túc trực thuộc tỉnh Cao Bằng (Quyết định số 26-CP ngày 14/03/1963). Đến năm 1981 chuyển thị trấn Tĩnh Túc trực thuộc huyện Nguyên Bình (Quyết định số 44-HĐBT ngày 01/09/1981).
• Năm 1966, thành lập huyện Thông Nông trên cơ sở tách ra từ huyện Hà Quảng (Quyết định số 67-CP ngày 07/04/1966).
• Năm 1967, hai huyện Phục Hòa và Quảng Uyên hợp nhất thành huyện Quảng Hòa (Quyết định số 27-CP ngày 08/03/1967).
• Năm 1969, giải thể huyện Hạ Lang, nhập vào hai huyện Quảng Hòa và Trùng Khánh (Quyết định số 176-CP ngày 15/09/1969).
• Năm 1978, nhập hai huyện Ngân Sơn và Chợ Rã của tỉnh Bắc Thái vào tỉnh Cao Bằng (Nghị quyết của Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4, ngày 29/12/1978). Lúc đó tỉnh Cao Bằng có 11 huyện: Bảo Lạc, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Ngân Sơn, Chợ Rã. Năm 1984, huyện Chợ Rã đổi tên thành huyện Ba Bể (Quyết định số 144-HĐBT ngày 06/11/1984).
• Ngày 27/02/1979 quân Trung Quốc chiếm được thị xã Cao Bằng và đã hủy diệt hầu như toàn thị xã, các công trình kiến trúc đã bị phá tan tành, kể cả chùa chiền đền miếu. Khu di tích chủ tịch Hồ Chi Minh tại hang Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng cũng bị chúng đặt bom mìn phá sập cửa hang và các di tích của Bác, bức bia đá Bác viết khi vừa trở về Tổ Quốc cũng bị nứt làm đôi.
• Năm 1981, tái lập huyện Hạ Lang từ các xã đã nhập vào hai huyện Quảng Hòa và Trùng Khánh (Quyết định số 44-HĐBT ngày 01/09/1981).[cần dẫn nguồn]
• Năm 1996, trả hai huyện Ngân Sơn và Ba Bể về tỉnh Bắc Cạn mới tái lập.
• Năm 2000, chia huyện Bảo Lạc thành huyện Bảo Lạc (mới) và huyện Bảo Lâm (Nghị định số 52/2000/NĐ-CP ngày 25/09/2000).
• Năm 2001, tái lập hai huyện Phục Hòa và Quảng Uyên từ huyện Quảng Hòa (ngày 13 tháng 12 năm 2001 [1]).

Du lịch

Nằm ở phía bắc vùng Việt Bắc, nơi địa đầu Tổ quốc, Cao Bằng được thiên nhiên ưu đãi những tiềm năng du lịch phong phú.

Thắng cảnh

• Cao Bằng có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ, nguyên sinh.
• Khu vực thác Bản Giốc là một thắng cảnh đẹp. Thác nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh.
• Động Ngườm Ngao (hang hổ), thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là thế giới của nhũ đá thiên nhiên gồm hàng nghìn hình khối khác nhau, có cái như đụn gạo, đụn vàng, đụn bạc, hình voi, rồng, hổ báo, mây trời, cây cối, hoa lá, chim muông...
• Ngoài ra phải kể đến Hồ núi Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh.

Du lịch văn hoá

• Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam. Tiêu biểu như khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân về nước, sống và làm việc, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc từ năm 1941 đến 1945.
• Khu di tích Kim Đồng được xây dựng gồm có mộ anh Kim Đồng và tượng đài khang trang tại chân Rặng núi đá cao đồ sộ, tượng đài anh Kim Đồng với bộ quần áo nùng và tay nâng cao con chim bồ câu đưa thư, trước tượng đài có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao xanh ngắt. Nơi đây có một khoảng sân rộng, hàng năm thiếu niên và Nhi đồng của tỉnh Cao Bằng, cả nước thường tụ hội tại đây cắm trại, vui chơi ca hát.
(Dân Việt)