HOT HOT HOT:

Làng Cười Du lịch Gia Lâm, Hà Nội

04/09/2018 09:58 GMT+7
Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía đông của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Đông. Đây là cửa ngõ phía đông của thủ đô để đi sang các tỉnh thành phía Đông như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên... Phía bắc huyện giáp thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), phía tây bắc giáp huyện Đông Anh, phía tây giáp quận Long Biên, quận Hoàng Mai, phía tây nam giáp huyện Thanh Trì, phía đông giáp huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), phía đông nam giáp huyện Văn Giang (Hưng Yên).

Huyện gồm 2 thị trấn và 20 xã, về mặt địa lý được phân ra làm hai khu vực, ngăn cách bởi dòng sông Đuống gồm cụm Bắc Đuống (Thị trấn Yên Viên, xã Yên ViênYên ThườngDương HàNinh HiệpĐình XuyênPhù ĐổngTrung Mầu) và cụm Nam Đuống (Thị trấn Trâu QuỳCổ BiĐông DưĐa TốnBát TràngKiêu KỵKim LanVăn ĐứcĐặng XáDương XáPhú ThịDương QuangKim SơnLệ Chi).

Đường phố: Bát KhốiCổ BiĐa TốnĐặng Phúc ThôngĐình XuyênDương HàDương QuangDương XáHà Huy TậpKiêu KỵNgô Xuân QuảngNguyễn BìnhNguyễn Đức ThuậnNguyễn Huy NhuậnNguyễn Mậu TàiNinh HiệpPhan Đăng LưuPhù ĐổngPhú ThịThiên ĐứcTrâu QuỳTrung MàuỶ LanYên Thường.
 
Trước năm 1945, huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Ngày 20/4/1961 huyện sáp nhập Hà Nội. Huyện Gia Lâm là quê hương của Chử Đồng Tử, Thánh Gióng - hai nhân vật trong Tứ bất tử của Phật giáo Việt Nam, cùng với nhiều danh nhân khác như: Nguyên phi Ỷ Lan, Công chúa Lê Ngọc Ngân, Lý Thường Kiệt... Một số địa danh, lễ hội, làng nghề được nhắc nhiều trong các bài viết về Du lịch Gia Lâm: Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Đông Dư, Phù Đổng, Văn Đức, Yên Thường, thôn Đình Vỹ, thôn Xuân Dục.



Read more: http://www.giap.name.vn/2018/05/du-lich-gia-lam-ha-noi.html#ixzz5Q690NrZP

(Dân Việt)