HOT HOT HOT:

Làng Cười Du lịch Sóc Sơn, Hà Nội

04/09/2018 10:14 GMT+7
Sóc Sơn là một huyện nằm ở phía bắc của thành phố Hà Nội, giáp thị xã Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên về phía bắc, huyện Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hòa thuộc tỉnh Bắc Giang về phía đông và đông bắc, về phía tây bắc giáp thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc và phía nam giáp các huyện Mê Linh và Đông Anh của Hà Nội. 

Huyện Sóc Sơn được thành lập ngày 5/7/1977 trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đa Phúc và Kim Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) cùng với thị trấn Xuân Hòa, năm 1978 huyện Sóc Sơn được chuyển về Hà Nội.

Huyện Sóc Sơn có thị trấn Sóc Sơn và 25 xã gồm: Bắc PhúBắc SơnĐông XuânĐức HòaHiền NinhHồng KỳKim LũMai ĐìnhMinh PhúMinh TríNam SơnPhú CườngPhù LinhPhù LỗPhú MinhQuang TiếnTân DânTân HưngTân MinhThanh XuânTiên DượcTrung GiãViệt LongXuân GiangXuân Thu

Đường phố: Đa PhúcKhuông ViệtLưu Nhân ChúNúi ĐôiThân Nhân TrungVõ Nguyên GiápVõ Văn Kiệt.
 
 
Những nội dung được nhắc nhiều trong các bài viết về Du lịch Sóc Sơn: Núi Hàm Lợn, là đỉnh núi cao nhất (khoảng 462m), nằm trên dãy núi Độc Tôn thuộc địa phận Sóc Sơn - Hà Nội, cách khoảng 40 km theo hướng đường cao tốc Nội Bài. Dưới chân núi Hàm Lợn là hồ Núi Bàu rất rộng, nước trong xanh, sạch, thích hợp để các phượt thủ hoặc nhóm pic-nic cắm trại qua đêm. Trong 1,2 năm trở lên đây, núi Hàm Lợn trở thành một địa chỉ khá nổi trong giới phượt; Đền thờ Thánh Gióng một vị thánh có công đánh đuổi giặc Ân sang xâm lược nước Văn Lang vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. sau khi đánh đuổi quân xâm lược ông đã phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn, ghìm cương, cởi giáp và nón treo lên một cành cây, rồi quay chào bốn phía quê hương. Cả người lẫn ngựa từ từ bay thẳng lên trời, từ bấy đến giờ không còn thấy trở về dân gian. Từ đó hàng năm người dân tổ chức hội đền Sóc Sơn vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch. Hiện nay, trên đỉnh núi Đá Chồng, Thành phố Hà Nội và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xây dựng Tượng đài Thành Gióng bằng đồng cao hơn 10 m, nặng gần 80 tấn; Chùa Non (tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền tự) nằm trong quần thể khu di tích Ðền Sóc ở độ cao hơn 110 m so với chân núi. Chùa nằm chính giữa dãy nũi hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai, hướng nhìn xuống vùng hồ nước trong xanh, và những xóm làng trù phú của xã Phù Linh. Theo Thuyền Uyển Tập Anh và Ðại Việt Sử ký toàn thư, vị thiền sư đầu tiên trụ trì chùa này tên là Ngô Chân Lưu (933-1011), hậu duệ của Ngô Quyền. Năm 971, được vua Ðinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Quốc sư. Ðó là vị thiền sư đầu tiên được Nhà nước phong kiến phong tặng danh hiệu Quốc sư. Lịch sử ghi nhận, vị Quốc sư này cùng Vạn Hạnh Thiền sư đã phù trợ đưa Lý Công Uẩn lên ngôi chấn hưng đất nước. Năm 1010 Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình ra Thăng Long mở đầu cho thời kỳ hưng thịnh nhất của lịch sử Nhà nước phong kiến Việt Nam. Khuông Việt Quốc sư trở thành Việt Nam tam triều Quốc sư (trải ba triều Ðinh - Lê - Lý). Chùa Non được xây dựng lại, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay, sẽ trở thành một trong những ngôi chùa to, đẹp nhất của Hà Nội. Pho tượng Phật tổ Như Lai bằng đồng đúc liền khối nặng 30 tấn, cao 6,50 m, nếu kể cả bệ đá, chiều cao hơn 8m được khởi công ngày 8-4 Tân Tỵ (2001) được rước từ cơ sở đúc đồng huyện Ý Yên, tỉnh Nam Ðịnh về Sóc Sơn, an tọa tại chùa Non.
(Dân Việt)