Làng Cười Du lịch Thanh Oai, Hà Nội

04/09/2018 10:34 GMT+7
Huyện Thanh Oai phía Bắc và phía Tây Bắc giáp quận Hà Đông (với Sông Nhuệ chảy ở rìa phía Đông Bắc huyện, là ranh giới tự nhiên), phía Tây giáp huyện Chương Mỹ (với Sông Đáy là ranh giới tự nhiên), phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa, phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên, phía Đông giáp huyện Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì của thủ đô Hà Nội.

Huyện Thanh Oai có huyện lỵ là thị trấn Kim Bài và 20 xã: Bích HòaBình MinhCao DươngCao ViênCự KhêDân HòaĐỗ ĐộngHồng DươngKim AnKim ThưLiên ChâuMỹ HưngPhương Trung, Tam HưngTân ƯớcThanh CaoThanh MaiThanh ThùyThanh VănXuân Dương.
 
 
Từ thời đại Hùng Vương, Thanh Oai được cho từng là trung tâm của nhà nước Văn Lang. Vào triều vua Lý Cao Tông (1176- 1210), năm 1207 địa hương Thanh Oai đổi là huyện Thanh Oai. Năm 1831, vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội. Huyện Thanh Oai lúc đó thuộc phủ Ứng Hòa của tỉnh Hà Nội. Sau một thời gian tách nhập vào các tỉnh Sơn Tây, Hà Sơn Bình, Hà Tây từ ngày 1/8/2008 Thanh Oai là một huyện thuộc thành phố Hà Nội.

Thanh Oai có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời, được nhắc nhiều trong những bài viết về Du lịch Thanh Oai, Hà Nôi. Đặc sắc nhất là làng làm nón lá ở Phương Trung (Làng Chuông),điêu khắc ở Võ Lăng (Dân Hoà), Dư Dụ (Thanh Thuỳ) cùng với nghề làm pháo tại Bình Đà, Cao Viên, Thanh Cao. Ngoài ra rải rác khắp huyện là nghề mây tre đan. Làng Chuông đã được công nhận là làng điển hình của văn hóa đồng bằng bắc bộ. Những đình chùa nổi tiếng là chùa Bối Khê, Đền Nội - Đình Ngoại Bình Đà... Tôn giáo chủ yếu là đạo Phật và Thiên chúa giáo. Hầu như mỗi làng đều có đình, chùa cổ kính. Trung tâm của Thiên chúa giáo trong vùng là nhà thờ Thạch Bích tại xã Bích Hòa và nhà thờ Từ Châu tại xã Liên Châu.
(Dân Việt)