Làng Cười Du lịch Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam.
Địa lý
Vị trí
Tiền Giang nằm trong tọa độ 105°50’–106°45’ đông và 10°35’-10°12’ bắc. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long, phía đông giáp Biển Đông.
Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120 km. Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả ĐBSCL, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Địa hình-đất đai-Bờ biển
Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng.
Diện tích tự nhiên: 2.481,8 km². Đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi.
Bờ biển dài 32 km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua...) và phát triển kinh tế biển. Sản lượng cây trồng vật nuôi đứng đầu vùng ĐBSCL, với diện tích cây ăn trái vào loại bậc nhất của vùng với nhiều loại trái cây đặc sản như: xoài cát Hòa Lộc, bưởi Long Cổ Cò (Cái Bè), mận An Phước, xoài Cát Chu, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Châu Thành), sầu riêng Ngũ Hiệp (Cai Lậy), thanh long (xã Quơn Long - Chợ Gạo), dưa hấu và sơri (TX Gò Công), khóm Tân Lập (Tân Phước),... và nhiều vùng chuyên canh trái cây đặc sản của tỉnh như: vùng trái cây ở Cai Lậy, vùng chuyên canh trái cây ở Hòa Khánh - An Hữu (Cái Bè), vùng cam sành ở HTX cây ăn trái ở Mỹ Lương (Cái Bè), HTX bưởi lông, da xanh Cổ Cò (An Thái Đông, Cái Bè), vùng chuyên canh thanh long xã Quơn Long-Chợ Gạo...
Khí hậu
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ hàng năm khoảng 27 °C; lượng mưa hằng năm khoảng 1.467 mm.
Hành chính
Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố loại 2 (được chính phủ công nhận vào năm 2005 và hướng tới đô thị loại I vào năm 2015), 1 thị xã loại IV và 8 huyện[1]. Đến cuối năm 2009 sẽ được quy hoạch gồm 1 thành phố chuẩn loại 2 là TP Mỹ Tho và 2 thị xã là TX Gò Công và TX Cai Lậy.
• Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại 2 năm 2005 và sẽ là loại 1 vào năm 2015 với vai trò là hạt nhân của tỉnh và trung tâm 6 tỉnh phía bắc sông Tiền và được chính phủ quy hoạch là 1 trong những thành phố chủ lực của vùng đô thị mới Vùng Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được chính phủ quy hoạch vào năm 2020 định hướng 2025.
• Thị xã Gò Công đô thị loại 4 hướng tới đô thị loại 3 vào năm 2010.
• Huyện Gò Công Đông với TT Vĩnh Hựu là trung tâm.
• Huyện Gò Công Tây với TT Vĩnh Bình là trung tâm.
• Huyện Chợ Gạo với TT Chợ Gạo là trung tâm.
• Huyện Châu Thành với trung tâm là TT Tân Hiệp
• Huyện Tân Phước có trung tâm là TT Mỹ Phước
• Huyện Cai Lậy: sẽ thành lập thị xã Cai Lậy vào năm 2010.
• Huyện Cái Bè gồm TT An Hữu, TT Thiên Hộ, TT Cái Bè với TT Cái Bè là trung tâm.
• Huyện Tân Phú Đông mới thành lập vào năm 2008.
Với định hướng phát triển xã hội của tỉnh Tiền Giang và theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của Chính Phủ giai đoạn 2015 - 2020 và theo công văn của UBND tỉnh Tiền Giang: thành phố Mỹ Tho sẽ được mở rộng diện tích là hơn 8.000 hecta với mật độ dân số khá cao đạt đúng tiêu chí của thành phố loại 2 và hướng tới loại 1 với hơn 19 phường và 5 xã ven với trung tâm là khu vực nội ô cũ của TP.Mỹ Tho và 3 khu đô thị trung tâm mới ở Trung Lương, Trung An và trung tâm công nghiệp Bình Tạo với chức năng gắn liền với Vùng đô thị mới Hồ Chí Minh và Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam.
Dân cư
Dân số 1.670.216 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009), mật độ 706 người/km². Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 72,9% dân số. Mật độ dân số ở thành thị khá cao nhưng chiếm cao nhất vẫn là trung tâm TP Mỹ Tho, TX Gò Công và TT Cai Lậy.
Kinh tế
Là 1 trong 8 tỉnh, thành phố thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm phía nam. Thu nhập bình quân đầu người 866 USD/người/năm ở nông thôn và 1350 USD/người/năm ở thành thị (2008). Năm 2007, Tiền Giang vươn lên đứng thứ 12 trong 64 tỉnh, thành cả nước về Chỉ số Năng lực Cạnh tranh. Cùng với việc 'nhảy vọt' 21 thứ hạng so với năm 2006, môi trường đầu tư của tỉnh đã được nhiều doanh nghiệp đánh giá tốt, có sức hấp dẫn cao. Số liệu minh chứng cho nhận định trên: trong năm 2007 toàn tỉnh có thêm 358 doanh nghiệp thuộc khối kinh tế dân doanh với số vốn đăng ký 1.664 tỷ đồng và có 222 doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành nghề với vốn đăng ký bổ sung là 421 tỷ đồng; như vậy, tổng năng lực tăng thêm của khối doanh nghiệp dân doanh trong năm 2007 là 2.085 tỷ đồng, gấp 2,6 lần tổng mức huy động đầu tư của kinh tế dân doanh năm 2006, chiếm xấp xỉ 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động được trên địa bàn tỉnh (con số này của năm 2006 là 1/8), tính ra quy mô đầu tư mới của doanh nghiệp là 4,6 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần quy mô đầu tư bình quân của doanh nghiệp dân doanh trong năm 2006... Rõ ràng, chưa có năm nào trong hơn thập niên gần đây mà đầu tư của tư nhân lại có sự đột biến cực lớn như thế. Từ đó đã góp phần tạo mức tăng khá cao của khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh trong năm 2007 lên đến trên 49%. Các khu công nghiệp trong tỉnh:
• Khu công nghiệp Mỹ Tho (79,14 ha): TP Mỹ Tho
• Khu công nghiệp Tân Hương (197 ha): H.Châu Thành
• Khu công nghiệp Long Giang (600 ha): H.Tân Phứơc
• Khu công nghiệp tàu thủy Xoài Rạp (600 ha): H.Gò Công Đông
• Khu công nghiệp Bình Đông (1000 ha):TX Gò Công
• Khu công nghiệp dầu khí Tiền Giang (1000 ha): H.Gò Công Đông
• Dự án các khu công nghiệp tập trung giai đoạn 2010-2015 có quy mô lớn như: KCN Đông Nam Tân Phước, KCN Bình Xuân, KCN tập trung ở Bắc Gò Công, cụm công nghiệp Tam Hiệp (Châu Thành), Long Định, CCN Bình Phúở TT. Bình Phú Cai Lậy, CCN Hòa Khánh (Cái Bè), CCN Bắc Mỹ Thuận(Hòa Hưng -Cái Bè)... Và hơn 10 cụm công nghiêp có quy mô lớn như: CCN An Thạnh, CCN Tân Mỹ Chánh, CCN Bình Đức, CCN Bình Xuân,... phân bố rộng khắp tất cả thị thành trong tỉnh.
Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, tỉnh đã có nhiều giải pháp về cơ chế chính sách, về đầu tư hạ tầng, đào tạo nghề... nhằm tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và có sức hấp dẫn. Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng ĐBSCL, vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là 2 vùng kinh tế đang phát triển mạnh. Do nằm giữa 2 vùng kinh tế, nên Tiền Giang rất thuận lợi trong việc tiếp cận với nhiều dự án, lĩnh vực ngành nghề đầu tư, tiếp thu kiến thức khoa học, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, quản lý, điều hành sản xuất... Tiền Giang đã và đang hình thành là một tỉnh công nghiệp có tốc dộ phát triển cực mạnh với tốc độ tăng trưởng khá cao đứng vào hạng nhất nhì trong khu vực với nhiều KCN, CCN tập trung với quy mô lớn và làm ăn có hiệu quả như: KCN Mỹ Tho, KCN Tân Hương, KCN Long Giang, KCN đóng tàu thủy Xoài Rạp,... và nhiều CCN tập trung có quy mô rộng đến trăm hecta như: CCN-TTCN Tân Mỹ Chánh, CCN khu vực Bình Đức, CCN An Thạnh,....
Du lịch
Là tỉnh có tiềm năng hàng đầu về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến đạt hơn 331.500 lượt.
Thế mạnh chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: Gò Thành (thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm-Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ và đền chùa: lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ, ...
Các điểm du lịch sinh thái như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công.
Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang) là một trong hai chợ nổi nổi tiếng ở miền Tây Nam bộ (chợ nổi Phụng Hiệp - Cần Thơ và chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang), có từ khoảng thế kỷ XVIII. Chợ nằm ở nơi giáp ranh giữa 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang, nơi được hình thành bởi cù lao Tân Phong, xưa là Cồn Cù, thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ (hợp thành bởi 6 hòn đảo xinh xắn có tổng diện tích 2.430 ha). Tân Phong như hòn ngọc xanh giữa dòng sông Tiền đầy ắp phù sa, nổi tiếng với những vườn chôm chôm quả to và ngọt.
Cơ sở hạ tầng
• Có mạng lưới viễn thông hiện đại, đảm bảo thông tin liên lạc.
• Điện lưới quốc gia đến toàn bộ các xã, phường, thị trấn.
• Nước sạch cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt (55.000m³/ngày đêm) cho các khu đô thị và các vùng nông thôn.
• Mạng lưới giao thông đường bộ hoàn chỉnh. Mạng lưới đường thủy thuận lợi. Trục chính là sông Tiền với chiều dài 120km chảy ngang qua tỉnh hướng về phía Nam và 30 km sông Soài Rạp ở phía Bắc, tạo điều kiện cho tỉnh trở thành điểm trung chuyển về giao thông đường sông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông. Về phía Đông, đường biển từ huyện Gò Công Đông đến Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 40 km.
Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện và khang trang hơn 100% xã có đường ô tô vào đến trung tâm của xã, hệ thống viển thông phủ rộng toàn tỉnh, số lượng thuê bao cố định lẫn di động ngày tăng cao và tăng một cách đột biến. Hệ thống INTERNET bao trùm tỉnh, mới đây Tổng công Ty viễn Thông Quân đội VIETTEL ký kết với Viettel Tiền Giang hình thành mạng Internet kết nối với tất cả các trường học trong toàn Tỉnh Tiền giang. Giai đoạn 2010-2015 tỉnh chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang thuôc loại nhất nhì đồng bằng sông cửu long, xây dưng Thành Phố Mỹ Tho đạt chuẩn loại 2 và tiến tới loại 1, các đô thị nâng cấp lên tầm cao mới xây dựng giao thông, mỹ quan, hệ thống thương mại DV văn hóa, vui chơi giải trí, trung tâm thương mại đứng đầu 6 tỉnh phía bắc Sông Tiền nói riêng và đồng bằng. SCL nói chung gắn liền với trung tâm chính trị văn hóa bậc nhất của Tiền giang. Từ đó đưa Tiền giang ngang tầm với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Giáo dục
• 1.Trường Đại học Tiền Giang
• 2.Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang
• 3.Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ
• 4.Trường Trung học Bưu điện
• Tiền Giang là tỉnh có nền Giáo dục phát triển đồng bộ với mạng lưới các trường TH, THCS, THPT, ĐH, Trung cấp Nghề, phủ rộng khắp tỉnh. Tỉ lệ tốt nghiệp, phổ cập giáo dục,...luôn luôn đướng ở mức độ cao và có nhiều trường nổi tiếng và hình thành từ rất lâu đời như:THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Cái Bè,...
Một số trường THPT nổi tiếng trong tỉnh như: THPT Chợ Gạo, THPT Tân Hiệp, THPT Cái Bè, THPT Thiên Hộ Dương, THPT Trương Định, THPT Đốc Binh Kiều, THPT Võ Việt Tân, THPT Nguyễn Đình Chiểu (College de Mỹ Tho), THPT Chuyên Tiền Giang, THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, THPT Đoàn Thị Nghiệp,...
Trung tâm nghiên cứu
Tỉnh Tiền giang còn có Viện Nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam tọa lạc tại xã Long Định, huyện Châu Thành, và Trung tâm Bảo vệ thực vật Phía Nam tọa lạc tại Phường 1 Thành Phố Mỹ Tho.