HOT HOT HOT:

Mách bà con thuốc trừ rầy nâu hiệu quả cho vụ lúa đông xuân

27/03/2021 06:38 GMT+7
Mách bà con thuốc trừ rầy nâu hiệu quả cho vụ lúa đông xuân
Phương pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa cho vụ đông xuân
Rầy nâu là đối tượng sâu hại chủ yếu trong vụ lúa xuân ở các tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi phía bắc. Theo dự báo của Cục bảo vệ thực vật, rầy nâu có thể gây thành dịch trên diện rộng hại lúa chiêm xuân giai đoạn trổ bông đến chín đỏ đuôi.

 Mách bà con thuốc trừ rầy nâu hiệu quả cho vụ lúa đông xuân

Clip: Mách bà con phương pháp phòng và tiêu diệt rầy nâu bảo vệ mùa màng

Triệu chứng của lúa khi nhiễm bệnh rầy nâu

Rầy nâu có 5 tuổi, tuổi nhỏ thường gọi là rầy cám, trưởng thành mầu xám nâu và có 2 dạng cánh ngắn và cánh dài. Khi mật độ rầy cánh ngắn xuất hiện cao là báo trước nguy cơ cháy rầy, rầy cánh dài xuất hiện khi các yếu tố thức ăn không phù hợp và thời tiết bất lợi. 

Rầy nâu thường bám trên thân lúa sát mặt nước, chích hút dịch lúa để sống và hoàn thiện vòng đời. Nếu mật độ rầy nâu thấp cây lúa sinh trưởng kém, lá biến mầu xanh vàng. 

Mách bà con thuốc trừ rầy nâu hiệu quả cho vụ lúa đông xuân - Ảnh 2.

Khi mật độ rầy cánh ngắn xuất hiện cao là báo trước nguy cơ cháy rầy.

Khi mật độ rầy cao (trên 3000 con/m2) thì cây lúa bị chết và biến mầu vàng rơm ( lúa bị cháy rầy). Nguy hiểm hơn rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vius vàng lùn và lùn xoắn lá gây thất thu hoàn toàn năng suất lúa mà hiện nay chưa có thuốc đặc trị.

Mách bà con thuốc trừ rầy nâu hiệu quả cho vụ lúa đông xuân - Ảnh 3.

Rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vius vàng lùn và lùn xoắn lá.

Quy luật phát sinh gây hại 

Trong điều kiện thời tiết vụ đông xuân rất phù hợp cho quá trình sinh trưởng và phát sinh gây hại của rầy nâu. Vì vậy mật độ rầy thường tăng nhanh và gây cháy rầy trong vụ lúa xuân. 

Rầy nâu có thể gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của lúa, nhưng giai đoạn mẫn cảm nhất với rầy nâu là từ giai đoạn lúa đứng cái đến trỗ chín. 

Mách bà con thuốc trừ rầy nâu hiệu quả cho vụ lúa đông xuân - Ảnh 4.

Giai đoạn lúa đứng cái đến trỗ chín là giai đoạn mẫn cảm nhất với rầy nâu.

Giống lúa là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mật độ rầy trên đơn vị diện tích. Điều này liên quan đến vấn đề dùng giống kháng ở những nơi thường xảy ra cháy rầy.

Kinh nghiệm chọn thuốc trừ rầy nâu hại lúa đông xuân

 Dùng giống lúa kháng rầy có ý nghĩa quyết định trong công tác phòng trừ rầy nâu.

 Cần chú ý gieo cấy tập trung đúng thời vụ và có kế hoạch chủ động trong công tác phòng trừ rầy. Mật độ rầy có thể tăng đột ngột trong thời gian ngắn, vì vậy cần kiểm tra và giám sát đồng ruộng thường xuyên nhằm đưa ra biện pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả.

Mách bà con thuốc trừ rầy nâu hiệu quả cho vụ lúa đông xuân - Ảnh 5.

Các biện pháp phòng trừ rầy nâu hiệu quả.

Khi rầy cánh ngắn xuất hiện với mật độ cao là báo trước nguy cơ cháy rầy. Vì vậy cần phun trừ kịp thời rầy nâu bằng một trong các loại thuốc như Trebon 10 EC, Bassa 50 EC....nồng độ từ 0,15- 0,2 %. Chú ý rẽ hàng lúa cách nhau 1 m và chĩa vòi phun xuống gốc lúa thì hiệu quả mới cao.

Mách bà con thuốc trừ rầy nâu hiệu quả cho vụ lúa đông xuân - Ảnh 6.

Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Trebon 10 EC, Bassa 50 EC,... để trị rầy nâu.

Trên đây là phương pháp trị rầy nâu cho vụ lúa đông xuân, chúc bà con thành công với phương pháp này

Hãy theo dõi chuyên mục Thông tin khuyến nông hằng ngày trên trang web Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, kênh Youtube: Trồng cây gì - Nuôi con gì để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin hãy gửi về Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: khuyennongdanviet@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0862218551


Phương Nga