HOT HOT HOT:

Mãn nhãn các sản phẩm làng nghề truyền thống tại lễ hội văn hóa dân gian

12/12/2020 15:03 GMT+7
Lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại 2020 đang thu hút đông đảo người dân Thủ đô tới tham quan và thưởng lãm những nét tinh hoa, độc đáo nhất của các làng nghề thủ công truyền thống tại Hà Nội.
Mãn nhãn các sản phẩm làng nghề truyền thống tại lễ hội văn hóa dân gian - Ảnh 1.

Nhằm tôn vinh và giới thiệu tới người dân và du khách về văn hóa dân gian, di sản văn hóa Thủ đô trong đời sống đương đại, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội đã phối hợp tổ chức Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại 2020 tại khu vực nhà Bát Giác, vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ và không gian đi bộ khu vực hồ Gươm.

Mãn nhãn các sản phẩm làng nghề truyền thống tại lễ hội văn hóa dân gian - Ảnh 2.

Tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, người dân Thủ đô và du khách được mãn nhãn với không gian mỹ thuật dân gian trong đời sống đương đại. Các loại hình văn hóa dân gian giàu giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được giới thiệu tại đây.

Mãn nhãn các sản phẩm làng nghề truyền thống tại lễ hội văn hóa dân gian - Ảnh 3.

Qua đó người dân và du khách hiểu hơn những nỗ lực của chính quyền và người dân trong việc bảo tồn, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống (nghệ thuật nặn tò he Xuân La); sản phẩm thủ công (mây tre đan, làm quạt giấy, làm nón lá); sản phẩm mang đậm yếu tố đương đại (dòng tranh mới được ghép từ các mảnh lụa, vải,...).

Mãn nhãn các sản phẩm làng nghề truyền thống tại lễ hội văn hóa dân gian - Ảnh 4.

Đặc biệt, không gian này còn có khu vực giới thiệu hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ phát triển áo dài ngũ thân truyền thống Đình Làng Việt; khu vực giới thiệu không gian giao lưu, trải nghiệm văn hóa về làng...

Mãn nhãn các sản phẩm làng nghề truyền thống tại lễ hội văn hóa dân gian - Ảnh 5.

Còn tại khu vực nhà Bát Giác, Ban Tổ chức bố trí không gian mỹ thuật dân gian trong đời sống đương đại, giới thiệu các sản phẩm thủ công như: Mây tre đan, làm quạt giấy, làm nón lá; các sản phẩm mang đậm yếu tố đương đại như dòng tranh mới được ghép từ các mảnh lụa, vải...

Mãn nhãn các sản phẩm làng nghề truyền thống tại lễ hội văn hóa dân gian - Ảnh 6.

Do được tổ chức vào dịp cuối tuần nên lễ hội thu hút rất đông người dân tới tham quan và thưởng lãm. Chị Hoàng Tố Quyên (quận Hai Bà Trưng) cho biết: “Tình cờ lên phố đi bộ hồ Gươm chơi và thấy tổ chức lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại, tôi cảm thấy rất ấn tượng với các sản phẩm và các mô hình, tiểu cảnh của các làng nghề truyền thống tại Hà Nội. Đây cũng là dịp để chúng tôi giáo dục con trẻ hiểu biết thêm về văn hóa truyền thống nước ta”.

Mãn nhãn các sản phẩm làng nghề truyền thống tại lễ hội văn hóa dân gian - Ảnh 7.

Nhiều trẻ em tỏ ra vô cùng vui vẻ và phấn khích khi lần đầu tiên được bước vào không gian đậm chất văn hóa truyền thống Việt Nam.

Mãn nhãn các sản phẩm làng nghề truyền thống tại lễ hội văn hóa dân gian - Ảnh 8.

Những tiểu cảnh sắp đặt và không gian mỹ thuật tại bờ hồ Hoàn Kiếm thu hút du khách tham quan, chụp ảnh.

Mãn nhãn các sản phẩm làng nghề truyền thống tại lễ hội văn hóa dân gian - Ảnh 9.

“Thấy tiểu cảnh không gian làng quê, nông thôn Việt Nam đặt giữa lòng Thủ đô, các cháu nhà tôi tỏ ra vô cùng lạ lẫm và phấn khích. Tôi nghĩ, đây là dịp để các cháu sống ở thành phố, ít có cơ hội được về vùng quê hiểu được những giá trị văn hóa của dân tộc ta qua các thời kỳ”. Chị Trần Hà My (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ.

Mãn nhãn các sản phẩm làng nghề truyền thống tại lễ hội văn hóa dân gian - Ảnh 10.

Cũng tại lễ hội, nhiều sản phẩm thủ công, mỹ nghệ có tính thiết kế sáng tạo, giá trị cao được trưng bày và giới thiệu tới khách hàng.

Mãn nhãn các sản phẩm làng nghề truyền thống tại lễ hội văn hóa dân gian - Ảnh 11.

Bên cạnh đó, người dân không chỉ thưởng lãm các sản phẩm thủ công truyền thống, lịch sử làng nghề mà còn được xem và tự tay trải nghiệm quy trình làm nghề.

Mãn nhãn các sản phẩm làng nghề truyền thống tại lễ hội văn hóa dân gian - Ảnh 12.

Lễ hội kéo dài từ nay cho đến 21h, ngày 13/12 tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ và Phố đi bộ Hồ Gươm.

Phạm Hưng