HOT HOT HOT:

Nghệ An: Dưa lê giá cao, tại sao nông dân ở đây vẫn "méo mặt"?

08/05/2021 06:09 GMT+7
Như mọi năm vào thời điểm này, cánh đồng dưa lê tại địa bàn xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) lại nhộn nhịp kẻ bán người mua. Thế nhưng năm nay, mặc dù giá dưa cao nhưng người dân vẫn "méo mặt" vì mất mùa.

Thời điểm này, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) đang bước vào vụ thu hoạch dưa lê. Do điều kiện thời tiết không thuận lợi, vụ dưa lê của bà con năm nay bị mất mùa. Mặc dù giá bán ra cao, nhưng bà con nông dân nơi đây vẫn không thể vui mừng vì không có dưa để bán.

Clip: Nông dân Nghệ An 'thua' nặng vụ dưa lê.

Hiện giá thu mua dưa tại vườn 13.000 - 18.000đồng/kg. So với vụ dưa những năm trước giá 9.000-12.000 đồng/kg.

Chị Nguyễn Thị Tuyết (trú tại xã Diễn Kỷ, Diễn Châu) chia sẻ: "Vụ dưa lê năm nay gia đình trồng 5 sào, năng suất ước tính đạt 6 - 8 tạ/sào, so với mọi năm giảm hẳn một nửa, do thời điểm cây ra hoa nở rộ đúng vào dịp thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ thấp nên tỷ lệ đậu quả thấp, nhưng bù lại giá dưa cao hơn năm trước nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu nhập của gia đình".

CLIP: Nông dân (Nghệ An) “méo mặt” dưa lê mất mùa, giá lại cao - Ảnh 3.

Chị Nguyễn Thị Tuyết (trú tại xóm 3, xã Diễn Kỷ, Diễn Châu) phấn khởi giá dưa lên cho cao hơn năm ngoái nhưng lại mất mùa. Ảnh: PV

Theo chị Tuyết, trồng dưa lê chỉ sau 2,5 tháng là đã có thể thu hoạch, trung bình mỗi quả sẽ nặng từ 4-5g, 1 gói giống có 500 hạt với giá 120.000 đồng/gói, trung bình mỗi sào sử dụng hết 3 gói.

Được biết, dưa lê là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn ngày so với nhiều loại rau màu khác, không tốn nhiều công chăm sóc. Hàng năm, dưa lê được trồng làm 2 vụ, tháng 1 và tháng 3 âm lịch. Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch là 2,5 tháng.

CLIP: Nông dân (Nghệ An) “méo mặt” dưa lê mất mùa, giá lại cao - Ảnh 4.

Do sâu bệnh phá hoại, dưa chưa thu hoạch nhưng sâu bệnh đục khoét, cây chết rũ, quả héo giữa đồng. Ảnh: PV

Bà Phan Thị Thanh (trú tại xóm 3, xã Diễn Kỷ) buồn bã: "Vụ dưa này tôi mới thu được 1 lứa nhưng toàn quả sâu, vẹo, bán không ai mua. So với những năm trước, trung bình mỗi sào dưa cho thu nhập từ 10-12 triệu đồng, nhưng năm nay chỉ thu được 5-6 triệu đồng."

CLIP: Nông dân (Nghệ An) “méo mặt” dưa lê mất mùa, giá lại cao - Ảnh 5.

Bà Phan Thị Thanh (trú tại xóm 3, xã Diễn Kỷ) hái những quả dưa khonong sâu đến bán cho thương lái. Ảnh: PV

"Trồng dưa lê phụ thuộc vào thời tiết là chủ yếu. Nếu nắng to dưa lê phát triển tốt, quả ngọt, còn gặp mưa nhiều quả dưa nhỏ, hay sâu, nhạt. Để trồng được một vụ dưa dưa lê thành công ngoài phụ thuộc vào thời tiết, người trồng dưa còn nắm được kỹ thuật chăm sóc, bón phân chuồng, tưới nước đúng từng giai đoạn phát triển của cây dưa lê"- Bà Thanh chia sẻ thêm.

CLIP: Nông dân (Nghệ An) “méo mặt” dưa lê mất mùa, giá lại cao - Ảnh 6.

CLIP: Nông dân (Nghệ An) “méo mặt” dưa lê mất mùa, giá lại cao - Ảnh 7.

Dua lê bị sâu cắn phá. Ảnh: PV

Bà con nông dân xã Diễn Kỷ trồng dưa lê theo phương pháp thủ công. Hạn chế phân hóa học, chủ yếu dùng phân vi sinh nên đảm bảo an toàn cho người sản xuất và tiêu dùng.

CLIP: Nông dân (Nghệ An) “méo mặt” dưa lê mất mùa, giá lại cao - Ảnh 8.

Dưa lê năm nay quả nhỏ, vàng úa, năng suất sụt giảm mạnh. Ảnh: PV

"Các bệnh thường gặp ở dưa lê chủ yếu là nấm, phấn trắng. Đặc biệt, khi cây có 4 - 5 lá và giai đoạn quả to sắp thu hoạch thì tôi luôn bón thêm kali" - Ông Nguyễn Văn Lý (trú tại xã Diễn Kỷ) bật mí.

CLIP: Nông dân (Nghệ An) “méo mặt” dưa lê mất mùa, giá lại cao - Ảnh 9.

Những quả đẹp được người dân hái chọn trên xuống đưa lên bán dọc QL 1A. Ảnh: PV

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Ngô Sỹ Công - Chủ tịch Hội Nông dân xã Diễn Kỷ, cho biết: "Dưa lê, dưa hấu được xem là 2 loại nông sản chủ lực, đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người dân trên địa bàn. Nhưng năm nay do ảnh hưởng của thời tiết, mưa nhiều nên dưa lê gần như mất mùa, bù lại giá cao gấp đôi năm ngoái, nên người dân cũng đỡ thiệt hại phần nào".

Ben Tô