Ông Lưu Bình Nhưỡng: Người đi thực hiện công vụ, chính là người thi hành công vụ, dù có phải là công chức hay không
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Người đi thực hiện công vụ, chính là người thi hành công vụ, dù có phải là công chức hay không
Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, nếu nhiệm vụ là một công vụ, nhất là khi đó là nhiệm vụ mà Nhà nước "đặt hàng" báo chí, thì cho dù người đi thực thi nhiệm vụ đó, dù có phải là cán bộ công chức hay không, cũng có thể được coi là người thi hành công vụ.
Ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh: "Ta cần nhìn nhận, vấn đề là chống Người thi hành công vụ, chứ không phải là chống Cán bộ công chức". Tôi cho rằng, các nhà làm luật, các luật gia và cả nhà khoa học, cũng cần thống nhất các định nghĩa này và dần dần hoàn thiện pháp luật xuất phát từ thực tiễn".
Chính vì thế, với những vụ việc hành hung phóng viên, nhà báo khi đang tác nghiệp, với những nhiệm vụ được giao, thì cần phải xem xét như việc chống lại người thi hành công vụ.
Trước đó, chiều 21/3, nhóm phóng viên Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt phối hợp với các cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình xuống ghi nhận tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường tại Nhà máy giấy Thuận Phát đóng tại xã Tú Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Tuy nhiên, trong lúc nhóm phóng viên đang tác nghiệp tại khu vực bể xử lý chất thải của nhà máy, một nhóm đối tượng gồm 3 người (tự xưng là giám đốc và bảo vệ của Nhà máy Thuận Phát) đã bẻ tay, vít cổ phóng viên và giật camera mà phóng viên đang sử dụng để tác nghiệp, cũng như ném, đập chiếc camera.
Sau những hành động kể trên, nhóm đối tượng này còn chỉ đạo nhân viên lái xe tải chặn cổng ra vào nhà máy, khống chế nhóm phóng viên và 2 cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện không cho thoát ra ngoài; đồng thời liên tục tung ra những lời hăm dọa, chửi bới xúc phạm.