HOT HOT HOT:

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Bí kíp xây dựng mô hình nuôi ong lấy mật đơn giản

14/07/2023 06:29 GMT+7
Xây tổ cho đàn ong mật là kiến thức căn bản mà một người nuôi ong chuyên nghiệp phải nắm được. Kỹ thuật làm tổ tốt sẽ giúp đàn ong phát triển khỏe mạnh, cho sản lượng mật cao hơn. Trong số phát sóng tuần này, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu về cách làm tổ nuôi ong.

Tìm hiểu bí kíp xây dựng mô hình nuôi ong mật cho người mới bắt đầu cùng Sổ tay Nhà nông


SỔ TAY NHÀ NÔNG: Bí kíp xây dựng mô hình nuôi ong lấy mật đơn giản

1. Kỹ thuật làm thùng nuôi ong mật

Để đàn ong mật phát triển tốt, người chăn nuôi cần quan tâm tới một số kỹ thuật xây dựng thùng cho ong, đây là bước đầu quyết định đàn ong có khỏe mạnh. Do đó, bà con cần lưu ý một số quy chuẩn về kích thước khi xây dựng thùng nuôi ong mật.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Bí kíp xây dựng mô hình nuôi ong lấy mật đơn giản - Ảnh 2.

Kỹ thuật làm thùng nuôi ong mật.

Thùng ong là nơi chính để ong làm tổ và sản xuất mật. Kích thước thùng ong nên được thiết kế với độ dài lần lượt là 42cm x 35cm x 21cm. Đồng thời, để tránh gây ẩm ướt khoảng cách đặt thùng ong cần phải cách mặt đất tối thiểu 30cm. Thùng ong chính là nhà của đàn ong, vì vậy có thùng nuôi tốt thì việc nuôi ong sẽ đạt nhiều hiệu quả hơn.

Khoảng cách giữa các thùng cũng rất quan trọng, bà con nên đặt thùng nọ cách thùng kia ít nhất là 1m, cửa ra vào cần đặt các hướng khác nhau.

2. Kỹ thuật làm cầu mật

Cầu ong có tác dụng là khung gốc để gắn chân tầng nhân tạo. Kích thước của cầu ong phụ thuộc vào kích thước của thùng ong. Bà con có thể tiến hành làm cầu ong với kích thước chiều dài 425mm, cao 226mm, hai bên thanh gỗ trên cùng có gờ và kích thước từ 25 - 27mm tuỳ theo độ dày của gỗ. 

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Bí kíp xây dựng mô hình nuôi ong lấy mật đơn giản - Ảnh 3.

Kỹ thuật làm cầu mật.

Ngoài ra, cầu ong cũng là nơi ong làm tổ và đựng mật trong các thùng ong. Tránh gây ảnh hưởng tới năng xuất mật, mỗi thùng ong giới hạn chỉ nên chứa 4-5 cầu/thùng. Nếu mật độ ong quá lớn, ong sống trong thùng quá chật chội, mật xuất ra sẽ giảm đi.

Để che mưa, nắng và tránh để tia nắng mùa hè trực tiếp chiếu vào tổ ong, bà con nên làm thêm mái vòm che tổ.

3. Một số lưu ý cho người mới bắt đầu nuôi ong mật

Đảm bảo đàn ong khỏe mạnh và an toàn, bà con nên lưu ý khi chọn địa điểm làm tổ cho ong. Nơi nuôi ong cần đảm bảo nhiệt độ, tránh không để đàn ong ở ngoài nắng. Đối với thời tiết nhiệt độ thấp, cần mua vải chống rét cho ong để ong đủ ấm để ong sinh trưởng và phát triển.

Khi tiến hành nuôi ong mật, bà con nên chọn những nơi gần mật hoa, phấn hoa. Khoảng cách kiếm ăn từ 500 - 700m để ong có thể dễ dàng di chuyển, thuận lợi cho quá trình thu mật.

Trên đây là một số kỹ thuật làm thùng nuôi ong cơ bản cho người mới bắt đầu nuôi ong lấy mật.

Mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2,3,5,6 trên trang web Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin hãy gửi về Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com


Bích Ngọc - Bùi Mai - Thu Hường