HOT HOT HOT:

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Các loại sâu hại cây dưa lưới bà con cần đặc biệt lưu ý

17/11/2023 06:15 GMT+7
Mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng dưa lưới cũng phải đối mặt với không ít những loại sâu hại gây ảnh hưởng lớn đến năng suất canh tác. Vậy cách phòng, trị các loại sâu hại này ra sao, bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu.

Cùng Sổ tay Nhà nông tìm hiểu các loại sâu hại dưa lưới

Dưa lưới thuộc họ bầu bí, có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm. Khi ở trong điều kiện thuận lợi, dưa lưới phát triển rất tốt và cho năng suất cao. Tuy nhiên, khi các yếu tố kể trên có nhiều biến đổi sẽ khiến cho dưa lưới dễ mắc phải một số loại côn trùng gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng sản phẩm. Vậy cách phòng, trị các loại sâu hại này ra sao, bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Các loại sâu hại cây dưa lưới bà con cần đặc biệt lưu ý

1. Bọ trĩ (Thrips palmi Karny) trên cây dưa lưới

Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu nóng và khô. Tuổi đời trung bình 15 - 18 ngày. Chúng gây bệnh nặng từ thời kỳ cây giống đến ra bông, đậu quả.

Để phòng ngừa loại sâu hại này, bà con có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Các loại sâu hại cây dưa lưới bà con cần đặc biệt lưu ý - Ảnh 2.

Bọ trĩ (Thrips palmi Karny) trên cây dưa lưới.

Bọ trĩ có sức kháng thuốc cao và mau quen thuốc, do đó cần sử dụng những thuốc có công dụng tiếp xúc mạnh và thay đổi loại thuốc giữa những lần phun. Dùng những thuốc có hoạt chất Thiamethoxam: Confidor 100SL, Radiant 60SL phun sau khi tiến hành trồng 3 ngày, tiếp đến phun thường kì 7 ngày 1 lần đến khi thụ phấn.

2. Rệp muội (Aphis gossypii) trên cây dưa lưới

Rệp muội có tên gọi là Aphis gossypii, là sâu hại cực kỳ hay gặp ở cây dưa lưới. Loại rệp muội có hình dáng cực kỳ nhỏ, có màu xanh đen hoặc vàng nhạt, thường hay xuất hiện mặt dưới lá như các đốm nhỏ li ti và hình thành đốm lớn ở chồi.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Các loại sâu hại cây dưa lưới bà con cần đặc biệt lưu ý - Ảnh 3.

Rệp muội (Aphis gossypii) trên cây dưa lưới.

Loại sâu hại này thường hay xuất hiện khi khí hậu nắng nóng, ẩm độ thấp, tiết trời khô và ít mưa, chúng hút nhựa làm cho lá vàng nhuộm, héo rũ, khô lại, cây bắt đầu sinh trưởng kém dần. Chúng có thể phát triển từ khi cây còn non đến khi cây đã phát triển hoàn chỉnh, đẻ ra nhiều con và truyền bệnh nấm bồ hóng cho cây.

3. Nhện đỏ trên cây dưa lưới

Nhện có 8 chân, thành trùng cái màu vàng nhạt hay hơi ngả sang màu xanh lá cây,  mỗi nhện cái đẻ khoảng 70 trứng. Thành trùng hình bầu dục, thành trùng đực có kích cỡ nhỏ, toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Các loại sâu hại cây dưa lưới bà con cần đặc biệt lưu ý - Ảnh 4.

Nhện đỏ trên cây dưa lưới.

Cả ấu trùng và thành trùng nhện đỏ đều chích hút mô của lá cây khiến cây bị mất màu xanh và có màu vàng, sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ quan sát thấy nhất là ở mặt dưới lá, gây giảm chất lượng và năng suất quả.

4. Sâu ăn lá trên cây dưa lưới

Sâu non thường sống ở đọt và lá non. Sâu phát sinh và gây hại từ khi cây còn nhỏ đến khi có trái, nhiều nhất là khi cây bắt đầu ra hoa và có trái non.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Các loại sâu hại cây dưa lưới bà con cần đặc biệt lưu ý - Ảnh 5.

Sâu ăn lá trên cây dưa lưới.

Trên đây là một số loại sâu hại cây dưa lưới bà con cần đặc biệt lưu ý. Mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com

Mai Nhung - Lưu Hoài