HOT HOT HOT:

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu Pháp như thế nào cho hiệu quả tối đa?

25/07/2023 06:30 GMT+7
Phương pháp nuôi chim bồ câu Pháp nhốt chuồng sẽ giúp người chăn nuôi dễ dàng chăm sóc, quản lý và kiểm soát bệnh tật. Trong chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay, bà con hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu Pháp đơn giản hiệu quả.

Tìm hiểu kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu Pháp

Bồ câu Pháp là loài sinh trưởng nhanh, khả năng sinh sản đều và cao. Để giống chim bồ câu này sinh sản mạnh, đem lại hiệu suất kinh tế tài chính cao, bà con nên thiết kế chuồng trại nuôi nhốt tập trung thay vì nuôi chăn thả. 

Vậy, kỹ thuật làm chuồng cho loài vật nuôi này cần những yếu tố gì? Có gì cần lưu ý đặc biệt để giúp chăn nuôi này giúp thuận tiện quản lí, chăm nom và phòng trừ dịch bệnh cho chim tốt hơn?

Chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu cơ bản.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu Pháp

1. Thiết kế ô chuồng

Mỗi cặp chim bố mẹ nên nhốt riêng trong một ô chuồng. Chuồng nuôi bà con hoàn toàn có thể mua chuồng bằng thép, inox công nghiệp.

Trong mỗi ô chuồng phải có đầy đủ máng ăn, máng uống, ổ đẻ.

Ổ dùng để cho chim đẻ, ấp trứng và nuôi con. Do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu mái đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần 2 ổ đẻ, một ổ để đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. Ổ có thể làm bằng gỗ hoặc rổ tre, nhựa chất dẻo. Yêu cầu phải khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc vệ sinh thay rửa thường xuyên.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu Pháp - Ảnh 2.

Thiết kế ô chuồng nuôi chim bồ câu Pháp.

Máng ăn cung cấp thức ăn cho chim hàng ngày, những máng ăn này nên đặt ở những vị trí dễ nhìn thấy, dễ mổ thức ăn, tránh các nguồn gây ẩm ướt và đặc biệt hạn chế thức ăn không rơi vãi (do chim bồ câu có đặc tính chọn thức ăn cao).

Các ô chuồng đặt cách mặt đất khoảng 40 - 50 cm, có thể chồng lên nhau và ghép thành từng dãy để tiết kiệm diện tích nhưng phải đảm bảo thông thoáng với khoảng 5 - 10cm. Giữa các tầng có các khay hứng phân ngăn cách, dễ dàng dọn vệ sinh hằng ngày.

Độ cao của chuồng chim từ 2 - 3 m. Đây là độ cao thích hợp để chuồng đủ thông thoáng mà che chắn được mưa nắng tốt nhất.

2. Đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng và sạch sẽ

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu Pháp - Ảnh 3.

Chuồng nuôi chim bồ câu Pháp phải đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng và sạch sẽ.

Nên xây dựng chuồng cao, rộng, có các lối đi thoáng đãng. Khoảng cách các lối đi giữa các chuồng chim khoảng 1m – 1m2. Ngoài ra, bà con có thể thắp thêm bóng đèn để chiếu sáng vào ban đêm, quạt thông gió để chuồng luôn giữ được độ sáng và mát mẻ. Nền chuồng cao và khô ráo, dễ dàng vệ sinh, tẩy uế. Chuồng có các ô nuôi nhốt phải kín, hạn chế chuột, mèo tiếp xúc với chim bồ câu.

Trên đây là một số kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu cơ bản.

Mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com

Bích Ngọc - Bùi Mai - Thu Hường