HOT HOT HOT:

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Phương pháp xử lý bệnh ruồi đen trên cây nấm sò

26/04/2023 06:29 GMT+7
Bệnh ruồi đen trên cây nấm sò là mầm bệnh gây nhiều thiệt hại nhất cho những người trồng nấm. Bệnh ruồi đen làm giảm nghiêm trọng năng suất thu hoạch, gây chết cây và ảnh hưởng cả đến cây giống. Sổ tay Nhà nông tuần này sẽ cùng bà con tìm hiểu về bệnh ruồi đen và phương pháp xử lý bệnh ruồi đen trên cây nấm sò.

Sổ tay nhà nông: Xác định bệnh ruồi đen trên cây nấm sò

Sổ tay Nhà nông: Phương pháp xử lý bệnh ruồi đen trên cây nấm sò.

Ruồi đen là loại côn trùng phá nấm rất nhanh bằng cách ăn các sợi nấm từ bên trong. Ấu trùng của ruồi ăn sợi nấm, con trưởng thành chích hút vào mũ nấm làm nấm có các vết đen, ăn sâu vào mũ nấm. Nếu thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ môi trường cao, từ 28-30°C, ruồi nấm phát triển mạnh, ấu trùng chui lên quả thể nấm làm thối nấm.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Phương pháp xử lý bệnh ruồi đen trên cây nấm - Ảnh 2.

Sổ tay nhà nông: Xác định bệnh ruồi đen trên cây nấm sò

Lưu ý: Có 2 loại ruồi hại nấm chủ yếu là loại ruồi nhỏ (Mycophila fungicola) kích thước dài 1-1.2mn, đầu ngực đen, bụng và chân màu đỏ vàng; Ruồi lớn (Drosophila immigrans) thân dài 3-4mn, sải cánh 7-9mm.

1. Nguyên nhân gây bệnh ruồi đen trên cây nấm sò

Nguyên nhân của bệnh ruồi đen xuất phát từ môi trường không sạch sẽ. Khi người dân trồng nấm liên tục, không để lán nghỉ, côn trùng được dịp sinh trưởng, phá hoại cây nấm sò từ sâu bên trong. Ruồi đen tiết ra chất dịch đắng làm chết các sợi nấm, khiến sợi nấm chuyển sang mốc xanh hoặc mốc đen… Đối với những bịch đã ra nấm sò mắc bệnh này, côn trùng sẽ ăn hết các sợi nấm khiến chúng héo đi, mất hết chất dinh dưỡng.

2. Những phương pháp xử lý ruồi đen trên nấm sò hiệu quả

Mỗi một lứa nấm thu xong, sau khoảng 3 tháng, người trồng nấm cần vệ sinh bằng cách hòa nước vôi, rắc vôi bột, khử trùng lán, trại thật sạch sẽ, để cho lán, trại nghỉ ít nhất 3 tháng rồi mới tái sản xuất lứa sau.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Phương pháp xử lý bệnh ruồi đen trên cây nấm - Ảnh 3.

Những phương pháp xử lý ruồi đen trên nấm sò hiệu quả.

Bên cạnh đó cần vệ sinh lán, nhà xưởng, dùng hương xua ruồi, muỗi và phun permethin. Permethin là loại thuốc thảo mộc giúp diệt côn trùng, khử trùng lán trại, người dân nên phun lên tường, trần và không khí. 

Lưu ý: Người nông dân có thể để lán bỏ không, hoặc trồng một lứa mộc nhĩ nếu đang thời điểm mùa hè để thay đổi môi trường rồi sau đó tiếp tục quay lại trồng nấm sò. 

Nếu đang trong giai đoạn thu hoạch nấm sò mà không may ruồi đen xuất hiện, người dân có thể làm các loại keo dính bằng bột nếp, bột sắn, dán vào một tờ bìa, tấm bảng… và treo những tấm đó quanh khu vực lán. Đồng thời, thắp nhiều đèn để con côn trùng dính vào. Đây là những cách giúp làm giảm đáng kể số lượng ruồi đen. 

Bệnh ruồi đen trên cây nấm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh trưởng của cây. Vượt qua được giai đoạn này rồi, cây nấm sò sẽ phát triển mạnh khỏe và tạo ra năng suất tốt. Người nông dân cần chú ý dọn dẹp lán sạch sẽ, bên cạnh đó nên trang bị thêm những kiến thức về khoa học - công nghệ để có thể ứng dụng vào sản xuất, giúp vụ mùa đạt hiệu quả tốt hơn.

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2,3,5,6 trên trang web Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin hãy gửi về Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com

Thu Hà - Bích Ngọc - Phan Hương - Thu Hường