HOT HOT HOT:

Từ anh buôn lợn trở thành người lưu giữ hơn 50.000 cổ vật

27/06/2021 20:06 GMT+7
Xuất thân chỉ là một người buôn lợn, thế nhưng với tâm hồn yêu lịch sử và cổ vật, anh Nguyễn Hải Hưng (SN 1968) ở khu phố 3, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá), đã bỏ công sức, tiền của để xây dựng cho mình một "bảo tàng" nhỏ về cổ vật thuộc nhiều triều đại phong kiến của Việt Nam và nước ngoài.


Người sưu tầm hơn 50.000 cổ vật ở Thanh Hoá.

Từ anh buôn lợn đến người sưu tầm cổ vật

Hơn 30 năm nay, anh Nguyễn Hải Hưng đã sưu tập hàng nghìn cổ vật khác nhau. Từ những miếng sành, sứ cho đến trống đồng Đông Sơn hàng nghìn năm tuổi.

Từ anh buôn lợn trở thành người sưu tầm hơn 50.000 cổ vật  - Ảnh 2.

Anh Nguyễn Hải Hưng thường tự mình lau chùi, chăm sóc những cổ vật quý hiếm mà anh đã cất công sưu tầm hàng chục năm nay. Ảnh Hữu Dụng.

Hiện, anh Nguyễn Hải Hưng có hơn 50.000 cổ vật và 5 ngôi nhà cổ. Tất cả được anh Hưng trưng bày khá khoa học, tạo sự thuận lợi cho người thăm quan dễ dàng xem và tiếp cận những cổ vật mà anh đang có.

Từ anh buôn lợn trở thành người sưu tầm hơn 50.000 cổ vật  - Ảnh 3.

Hàng trăm bát, đĩa có niên đại khá lâu đời được anh sưu tầm. Ảnh Hữu Dụng.

Quê anh Nguyễn Hải Hưng ở xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), nhưng anh lại gắn bó với mảnh đất Vĩnh Lộc từ năm 14 tuổi. Và chính từ đây, câu chuyện đến với cổ  vật đối với anh là một cơ duyên.

Từ anh buôn lợn trở thành người sưu tầm hơn 50.000 cổ vật  - Ảnh 4.

Anh Nguyễn Hải Hưng đã xây dựng nhiều dãy nhà theo phong cách cổ xưa nhưng rất khoa học để lưu giữ hơn 50.000 cổ vật. Ảnh Hữu Dụng.

Anh Hưng nhớ lại: "Năm 14 tuổi, khi ấy tôi đã lên thị trấn Vĩnh Lộc đi làm đủ việc. Lúc ấy, tôi đi làm nghề nổ bỏng ngô, làm phụ hồ đến năm 19 tuổi thì tôi chuyển sang buôn lợn. Chính trong khoảng thời gian đi buôn lợn nó đã đưa tôi đến với nghề cổ vật. Khi đó, có một số người thấy tôi hay đi chở lợn bằng chiếc xe máy cũ, họ thường thuê tôi chở đến những nơi thu mua cổ vật của những người làm nghề hút cát trên sông và tôi được trả công rất cao. Sau những chuyến đi đó, tôi cũng bị cuốn vào đam mê với cổ vật từ lúc nào không hay." 

Từ anh buôn lợn trở thành người sưu tầm hơn 50.000 cổ vật  - Ảnh 5.

Hàng trăm hiện vật gốm sứ được anh cất công thu mua, trao đổi và giữ lại từ những năm 1999 thế kỷ trước. Ảnh Hữu Dụng.

Đến khoảng những năm 1999 của thế kỷ trước, anh Hưng bỏ nghề buôn lợn và chính thức bước vào giới buôn cổ vật. Lúc ấy, anh đã lặn lội khắp các vùng như Nghệ An, Tuyên Quang, Hà Giang... để tìm kiếm, sưu tầm và thu mua cổ vật. Theo anh Nguyễn Hải Hưng, nơi anh mua được nhiều cổ vật nhất là ở huyện Thọ Xuân và Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hoá).

Từ anh buôn lợn trở thành người sưu tầm hơn 50.000 cổ vật  - Ảnh 6.

Hiện "bảo tàng" mini của anh Nguyễn Hải Hưng đang mở cửa miễn phí cho mọi người đến thăm quan. Ảnh Hữu Dụng.

Trưng bày cho du khách thăm quan miễn phí

Đến thời điểm hiện tại, anh Nguyễn Hải Hưng đã có hơn 50.000 cổ vật gắn với các giai đoạn lịch sử của nhiều triều đại phong kiến, trong đó có nhiều hiện vật có giá trị.

Từ anh buôn lợn trở thành người sưu tầm hơn 50.000 cổ vật  - Ảnh 7.

Cổ vật trống đồng Đông Sơn, là một trong những đồ cổ có niên đại lâu năm nhất của anh Hưng. Ảnh Hữu Dụng.

Để có nơi trưng bày cổ  vật, anh Hưng đã xây dựng những dãy nhà theo kiến trúc xưa, được làm bằng tre luồng và lớp mái lá và được anh bài trí một cách khéo léo, đẹp mắt, gần gũi với mọi người. Cách làm của anh Nguyễn Hải Hưng đã khiến cho "bảo tàng mini" của anh trở nên hấp dẫn hơn với người đến thăm quan.

Từ anh buôn lợn trở thành người sưu tầm hơn 50.000 cổ vật  - Ảnh 8.

Móng rồng bằng gốm, là một trong những cổ vật anh Nguyễn Hải Hưng tìm thấy được gần thành nhà Hồ, ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá). Ảnh Hữu Dụng.

Từ anh buôn lợn trở thành người sưu tầm hơn 50.000 cổ vật  - Ảnh 9.

Ngoài những cổ vật ra, anh Nguyễn Hải Hưng còn lưu giữ 5 ngôi nhà cổ thời Khải Định và Thanh Thái. Ảnh Hữu Dụng.

Không chỉ sưu tầm các cổ vật bằng gốm, anh Nguyễn Hải Hưng còn sở hữu 5 ngôi nhà cổ từ thời Khải Định và Thành Thái. Những ngôi nhà cổ này, được anh Hưng dựng lại theo đúng lối kiến trúc xưa . Không những thế, bên trong những ngôi nhà cổ cũng có trưng bày những cổ vật có hết sức giá trị.

Từ anh buôn lợn trở thành người sưu tầm hơn 50.000 cổ vật  - Ảnh 10.

Theo anh Nguyễn Hải Hưng, đã có người trả giá hơn 100 tỷ đồng để anh bán hơn 50.000 cổ vật, 5 ngôi nhà cổ và khu đất anh đang ở nhưng anh vẫn chưa bán. Ảnh Hữu Dụng.

Với lợi thế nằm gần các di tích, danh thắng của Thanh Hóa như: Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, Chùa Giáng, Khu Du lịch sinh thái động Tiên Sơn… khu trưng bày cổ vật của gia đình anh Nguyễn Hải Hưng đã thu hút được hàng nghìn lượt du khách thăm quan.

Hữu Dụng - Hoài Thu