HOT HOT HOT:

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản mang lại giá trị kinh tế cao

24/07/2023 06:30 GMT+7
Nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản luôn đòi hỏi kỹ thuật cao bởi đây là giai đoạn chim rất nhạy cảm. Trong số hôm nay, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ giới thiệu cho bà con kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản hiệu quả.

Cùng chương trìnhLà Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản

Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp phát triển kinh tế hiện đang được nhiều bà con quan tâm. Ở một số tỉnh như Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Trị, Đắk Lắk, Hà Nội,… nhiều bà con đã mạnh dạn đầu tư nuôi chim bồ câu với quy mô lớn, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Nhằm giúp bà con chăm sóc, phát triển đàn bồ câu hiệu quả, chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cung cấp cho bà con một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản. 

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản mang lại giá trị kinh tế cao

Trong 6 tháng đầu đời, chim bồ câu sẽ được nuôi tập trung cùng đàn. Sau đó, dựa vào đặc tính sinh sản chim sẽ được tách thành từng đôi, nuôi trong chuồng riêng để tiến hành đẻ lứa trứng đầu tiên. Trứng sẽ nở sau 3 tuần, lúc này bồ câu con sẽ do chim trống chăm sóc. Chim mái nghỉ dưỡng 1 tuần rồi tiếp tục đẻ lứa thứ 2 và cứ luân phiên đến hết năm. 

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản mang lại giá trị kinh tế cao - Ảnh 2.

Cùng Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản.

1. Ô chuồng và ổ đẻ cho bồ câu Pháp

Khi chim non nở được 7 - 10 ngày, bà con tiến hành thay tổ lần đầu. Giai đoạn này bà con cần thay lót ổ thường xuyên 2 - 3 lần/ngày để tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus phát triển và gây bệnh. Và sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản mang lại giá trị kinh tế cao - Ảnh 3.

Ô chuồng và ổ đẻ cho bồ câu Pháp.

2. Chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho bồ câu Pháp

Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt ở trong thời kỳ ấp trứng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. 

Bà con cần thiết kế chuồng trại thoáng, đảm bảo cung cấp vừa đủ ánh sáng cho chim. Đồng thời lưu ý vị trí ấp trứng phải yên tĩnh, đặc biệt với chim ấp lần đầu nên giảm bớt tầm nhìn, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản mang lại giá trị kinh tế cao - Ảnh 4.

Chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho bồ câu Pháp.

Chế độ dinh dưỡng cho chim bồ câu giai đoạn sinh sản rất quan trọng. Bà con vẫn nên cho chim dùng các loại thức ăn thô thông dụng như thóc, gạo, ngô,… và kết hợp cho chim ăn thêm các loại cám viên bổ sung dinh dưỡng cho chim. Ngoài ra, cần cung cấp đầy đủ lượng nước uống cho chim, trung bình 50 - 90ml nước/ngày. Kết hợp pha thêm các loại thuốc để giúp chim tăng sức đề kháng.

Trên đây là một số kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản.

Mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com


Bích Ngọc - Bùi Mai - Thu Hường