HOT HOT HOT:

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số bệnh hại nguy hiểm trên cây hoa hồng

19/10/2023 13:28 GMT+7
Được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa nhưng hoa hồng cũng không thể tránh khỏi các bệnh hại, làm giảm chất lượng hoa. Hôm nay, bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số sâu bệnh hại cực kỳ nguy hiểm trên cây hoa hồng.

Cùng Sổ tay Nhà nông tim hiểu một số bệnh hại nguy hiểm trên cây hoa hồng 

Cây hoa hồng là một trong những loài hoa dễ mắc và thu hút nhiều sâu bệnh nhất như: Rệp; nhện đỏ; phấn trắng; sâu xanh; gỉ sắt; đốm đen do nấm, vi khuẩn hay côn trùng gây nên. Hôm nay, bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu một số sâu bệnh hại nguy hiểm trên cây hoa hồng.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số bệnh hại nguy hiểm trên cây hoa hồng.

1. Bệnh gỉ sắt trên cây hoa hồng

Là một trong những bệnh mà bà con trồng hồng thường xuyên gặp phải.

Triệu chứng: Vết bệnh dạng ô nổi, màu vàng da cam hoặc nâu. Gỉ sắt hình thành ở mặt dưới lá. Mặt trên mô bệnh mất màu xanh bình thường chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ ra ít, thường bị thay đồi màu sắc, cây còi cọc.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số bệnh hại hoa hồng cực kỳ nguy hiểm bà con cần lưu ý - Ảnh 1.

Bệnh gỉ sắt trên cây hoa hồng.

Bà con phòng trừ bệnh gỉ sắt bằng cách loại bỏ tàn dư gây bệnh và cỏ dại. Ngoài thuốc Scrore 250EC; Ridoxanil 75WP và Alvil 5 SC có thể dùng thêm Peroxin 0,2 - 0,4 %.

2. Bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng

Triệu chứng: vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, hình thái bất định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, hình thành ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân, cánh, nụ, hoa làm biến dạng lá. Thân khô, nụ ít, hoa không nở thậm chí chết cây.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số bệnh hại hoa hồng cực kỳ nguy hiểm bà con cần lưu ý - Ảnh 2.

Bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng

Để phòng trừ căn bệnh này, bà con cần loại bỏ tàn dư gây bệnh và cỏ dại. Dùng thuốc Scrore 250 ND với liều lượng 0,2 - 0,3 lít/ha. Alvil 5 SC liều lượng 1 lít/ha; Ningnastar 80SL, Tilvin...

3. Bệnh đốm đen trên cây hoa hồng

Khi cây xuất hiện các vết bệnh hình tròn hoặc hình bất định ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt. Bà con cần xác định đây là bệnh đốm đen trên cây.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số bệnh hại hoa hồng cực kỳ nguy hiểm bà con cần lưu ý - Ảnh 3.

Bệnh đốm đen trên cây hoa hồng.

Để phòng trừ và xử lí bệnh này, bà con cần giữ vườn trồng hồng thông thoáng, đất không bị ngập úng. Tỉa bỏ những cành lá mang mầm bệnh, làm sạch cỏ và thu dọn các tàn dư gây bệnh. Dùng một số thuốc đặc hiệu như Score 250 ND, Zineb 80 WP nồng độ 30 - 50 g/ 10 lít nước hoặc Antracol 70 BHN pha 20 - 30 g thuốc/ bình 8 lit; Cacbenzim... 

Trên đây là kỹ thuật tạo tán cho giàn nho, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com

Bích Ngọc - Lưu Hoài